Dùng công nghệ nâng tầm giá trị linh vật Việt

Admin

Nghê được xem là một linh vật của người Việt Nam. Linh vật này “canh giữ” các không gian thiêng của người Việt nghìn năm qua, nhưng nay đang phải đối diện với thách thức bị thời gian tàn phá.

Dùng công nghệ nâng tầm giá trị linh vật Việt - Ảnh 1.

Chip định danh giúp sản phẩm nghê đúc đồng gắn liền với chủ sở hữu - Ảnh: NGỌC ANH

Ngày nay, những hình mẫu nghê vẫn xuất hiện ở khắp các di tích quan trọng nhất của người Việt, như Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của văn hóa du nhập, nhiều nơi nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa nghê và các Bộ Công an đề xuất phạt 4-6 triệu đồng khi mua bán, thuê, cho thuê tài khoản định danh điện tử

Theo Nam Đỗ, đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ Phygital Labs, con chip định danh Nomion (của công ty) được gắn dưới đáy tượng nghê đồng tạo ra bản ghi kỹ thuật số định danh cho sản phẩm trên nền tảng số.

Cụ thể, bằng việc dùng smartphone tương tác với con chip Nomion này, người dùng sẽ biết được tên của người sở hữu sản phẩm nghê (tính duy nhất).

Ngoài ra người dân cũng sẽ được trải nghiệm sách vật lý số đầu tiên tại Việt Nam, chuyển đổi từ cuốn sách “Nghê nơi cửa Khổng sân Trình” của TS Trần Hậu Yên Thế - giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội - một chuyên gia hàng đầu về linh vật cổ Việt Nam với hơn 20 năm theo đuổi hình tượng nghê Việt.

Theo đó, người dùng sẽ truy cập được toàn bộ thông tin về tượng nghê đồng như chủ sở hữu, lịch sử, nguồn gốc và đặc biệt là 65 trang sách và 17 hình vẽ tay của TS Yên Thế về chính hình tượng nghê Văn Miếu. Để gia tăng tính trải nghiệm, thể hiện tính độc bản, nội dung sách này chỉ truy cập được khi tương tác với chip gắn trên tượng nghê Văn Miếu.

Sau 3 tháng ra mắt, ông Đinh Đức Hoàng, phó tổng giám đốc Trung tâm thông tin UNESCO, cho biết hàng trăm người đã sở hữu sản phẩm nghê gắn chip. 

“Có một người yêu mến đã chi trả một số tiền lớn, tương đương với giá của một món nội thất ngoại nhập cao cấp, để sở hữu một phiên bản nghê đồng… Không phải cứ đắt tiền thì đó là đồ tốt, nhưng câu chuyện đó khiến ê kíp rất vui, vì khao khát được sở hữu, và cao hơn, là gắn bó riêng tư với một vật phẩm mỹ thuật truyền thống”, ông Hoàng chia sẻ. 

Trung tâm thông tin UNESCO cũng cho biết đã có nhiều nhà sản xuất liên hệ để học theo mô hình nêu trên…

Định danh nâng tầm giá trị vật phẩm

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, ông Hoàng nói: “Giá trị quan trọng nhất mà chúng tôi quan niệm ở văn hóa truyền thống không phải là cái “đẹp”, cái mỹ cảm bên ngoài mà chính là sự gắn bó của những hình tượng đó với tâm hồn người Việt Nam”. 

Việc dùng chip định danh chủ nhân của nghê đồng sẽ tạo ra một liên kết cá nhân giữa hình tượng truyền thống và con người. “Việc “định danh” cho một vật luôn có rất nhiều ý nghĩa, nếu không muốn nói là làm nên phần lớn giá trị của bất kỳ thứ gì trên đời, dù là con người, đồ vật hay ý niệm phi vật thể”, ông Hoàng nhận xét.

Dùng công nghệ nâng tầm giá trị linh vật Việt - Ảnh 2.

Nghê được xem là một linh vật của người Việt Nam - Ảnh: NGỌC ANH

Vị lãnh đạo Trung tâm thông tin UNESCO đánh giá nghê là một thử nghiệm đã thành công về việc có thể “xuất bản” một câu chuyện, hay một cuốn sách dưới dạng vật thể. 

“Văn hóa không thể được lưu giữ, bảo tồn và phát huy nếu thiếu đi việc kể lại, truyền lại bằng nhiều hình thức. Nghê và chip định danh đã vượt qua tư cách của một món đồ trưng bày, mà trở thành một vật thể biết kể chuyện, kể dài và kể hay một câu chuyện đầy ý nghĩa về việc học của người xưa”, ông Hoàng nói thêm.

TS Trần Hậu Yên Thế cũng chia sẻ: “Trong giới sáng tạo có một khái niệm là công nghiệp trải nghiệm. Việc chúng ta có tri thức, có cuốn sách trong một con nghê kéo dài thời gian trải nghiệm, tương tác với hiện vật đó. Tôi nghĩ rằng đây là một hướng rất là hay, rất là đột phá cho ngành công nghiệp trải nghiệm văn hóa”.

Trước nghê, Nam Đỗ cho biết Phygital Labs đã gắn chip định danh cho các sản phẩm OCOP như cà phê Le J’, gốm Bát Tràng, các sản phẩm của làng đá mỹ nghệ non nước Đà Nẵng và thời trang số Ortho. 

Mới đây, Phygital Labs cùng với Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã định danh số với 10 cổ vật triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, đưa lên không gian số giúp đa dạng phương thức tái hiện lịch sử, văn hóa Việt ra toàn cầu.

“Chúng tôi cũng có kế hoạch làm việc với một số đối tác về nghệ thuật (tranh ảnh) hoặc các sản phẩm mang tính sở hữu trí tuệ cao, các sản phẩm decor độc đáo phiên bản giới hạn”, Nam Đỗ chia sẻ về hoạt động của start-up.

Chip định danh khác gì mã QR? Tháo lắp, làm giả được không?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Phygital Labs cho biết chip định danh Nomion hoàn toàn khác với mã QR. Mã QR chỉ là một tập tin ảnh, người dùng có thể chụp ảnh một mã QR và in lên nhiều sản phẩm khác nhau nhưng kết quả quét truy cập vẫn ra cùng một nội dung, không có tính chất định danh cho vật phẩm.

Trong khi đó, mỗi con chip Nomion được gắn liền với một NFT (Non-Fungible Token - tạm dịch: Token không thể thay thế) và mỗi NFT này là một tài sản kỹ thuật số lưu giữ trên blockchain.

Blockchain được xem như là một “sổ cái” của các tài sản kỹ thuật số, phi tập trung, thông tin không thể chỉnh sửa hoặc xóa. Điều này góp phần đảm bảo tính duy nhất, độc bản của chip cũng như sản phẩm gắn liền với con chip đó.

“Chip định danh Nomion là không thể bị làm giả và bị vô hiệu hóa ngay khi tháo khỏi vật phẩm, do đó không thể bóc ra khỏi vật này để gắn vào vật khác”, Nam Đỗ khẳng định.

Bên cạnh đó, đường dẫn đến cuốn sách của TS Trần Hậu Yên Thế chỉ có thể được truy cập thông qua việc quét chip dưới đáy nghê - thể hiện đặc quyền của chủ sở hữu nghê đồng.

Dùng công nghệ nâng tầm giá trị linh vật Việt - Ảnh 3.Quà tặng Tết 'độc' nhờ công nghệ

Chỉ thêm một con chip NFC nhỏ xíu vào trong sản phẩm, những món quà tặng rất đơn giản như thiệp chúc mừng cũng có thể thành độc nhất vô nhị nhờ những thông điệp được lưu giữ trong chip.