Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, nghi lễ vào đêm trừ tịch, thời khắc giao thừa mang ý nghĩa thiêng liêng, phản ánh ước mơ, khát vọng tại thời điểm chuyển đổi quan trọng nhất của đất trời.
Mục lục
Việc cúng kiếng hằng năm vào giao thừa cốt để xin chư thần Hành khiển - Hành binh tha thứ.
Đêm trừ tịch còn gọi là đêm cuối cùng của năm cũ, được tính từ chiều 30 tháng chạp. Còn khoảnh khắc hết đêm 30, rạng ngày mùng 1 là thời điểm Cúng giao thừa Tết Giáp Thìn mâm cỗ nên có gì, khấn ra sao?
Các thần lo việc thi hành mệnh lệnh của Ngọc Hoàng thượng đế, còn Phán quan lo việc ghi chép công tội của mọi người, gia đình, cộng đồng, thôn xã...
Viết trong cuốn Khảo luận về Tết, ông Trảng nêu rõ một điều phổ biến trong dân gian là với các thần Hành khiển - Hành binh sẽ có vị nhân từ, có vị hung dữ:
"Năm nào gặp vị thần nhân từ thì mưa thuận gió hòa, cuộc sống khang thái. Ngược lại, năm nào đói kém, mất mùa, dịch bệnh, tai ách, loạn lạc triền miên thì do vị thần Hành khiển - Hành binh năm đó giận dữ gây nên.
Cũng có một lý do xác tín dẫn đến tai họa này là do nhu cầu "thu quân bắt lính" của thần".
Tập hợp 12 vị thần Hành khiển - Hành binh là thần Thái tuế, gốc từ tín ngưỡng sùng bái tinh tú, cụ thể là Mộc tinh (sao Mộc).
"Chu kỳ của sao Mộc quay quanh Mặt trời là 12 năm nên sao Mộc còn được gọi là Tuế tinh, sau phát triển thành Thái Tuế tinh quân hay Tuế quân, Thái Tuế tôn thần. Do là Tuế tinh/sao của năm nên được thế nhân tôn thành 12 thần Hành khiển: "Hành khiển thập nhị chư thần", ông Trảng cho biết thêm.
Vì sao cần gây tiếng động trong đêm giao thừa?
Theo ông Trảng, trong đêm giao thừa (khoảnh khắc đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ thoái bộ sinh - diệt để khởi đầu một chu kỳ tái sinh mới), người ta còn hay đốt pháo, ống lệnh, đánh cồng, gõ trống, khua mõ... nhằm gây tiếng động để nhanh chóng xóa bỏ sự thụ động, hoang vắng, tối tăm.
"Tiếng động vang lên giữa tịch tĩnh cũng biểu thị cho sức mạnh xua đuổi các thế lực xấu luôn nương náu trong bóng tối để hại người: tà ma quỷ mị.
TIN LIÊN QUANTP.HCM sẽ chiếu sáng 3D và bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Ất Tỵ năm 2025
Cũng có lý giải khác cho rằng tiếng pháo, tiếng trống... biểu tượng cho tiếng sấm, thế lực hủy diệt và tạo sức sinh sản.
Tiếng trống tái tạo tiếng nói của thần sấm, chúa tể của mưa và đấng trừng trị thần (Thiên Lôi đánh quỷ).
Tiếng trống ban lệnh tấn công và chính nó là tiếng gọi các thế lực phù hộ làm sinh sôi nảy nở của cải trên Trái đất.
Đó cũng là công năng của các loại nhạc cụ thuộc bộ gõ của các đội hát Xéc pùa Mường và hát Sắc bùa của người Kinh, các hình thức diễn xướng khởi đi từ đêm trừ tịch đến tháng giêng ngày Tết", ông Trảng phân tích trong Khảo luận về Tết.
Qua các nghiên cứu, ông Trảng nhận định giao thừa là thời điểm thiêng với nghĩa "tống cựu nghinh tân", tức đón cái mới tốt và trừ bỏ cái xấu cũ. Chính vì vậy, ở thời gian cuối năm, các nghi thức cúng tiễn đã được diễn ra trước Tết là tiễn Táo, sau đó Thần để đến ngày 30 tháng chạp thì đón Táo, Thần về.
Giao thừa đặc biệt nhớ lại mà thương
Tôi được sinh ra ở Hàng Đường. Đây là nơi mà xưa kia, hễ Tết đến xuân về, người dân Hà Nội lại lên đây mua bánh kẹo về đón Tết.
Sau chuyến ra khơi, trung bình mỗi thuyền của ngư dân Cảnh Dương ở Quảng Bình đánh bắt hơn 700kg tôm biển. Tôm được mùa, được giá khiến ai cũng phấn khởi.
Năm 2024, có 233.419 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường. Trung bình mỗi tháng, cả nước có thêm 19.452 DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động.