Đề xuất thu thuế 20%/lãi chứng khoán: Không khuyến khích đầu tư chứng khoán?

Admin

Việc chỉ tính thuế trên lãi đầu tư chứng khoán không còn nhiều trở ngại về mặt kỹ thuật. Song các chuyên gia cho rằng nên xem xét liệu mức thuế 20% có tạo động lực cho sự phát triển thị trường vốn hay không hay sẽ gây phản ứng kém tích cực.

chứng khoán - Ảnh 1.

Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư cho rằng chính sách thuế cần góp phần khuyến khích người dân đầu tư chứng khoán, thúc đẩy thị trường vốn phát triển - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sau khi Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân - TNCN (thay thế), trong đó có thuế TNCN đối với hoạt động kinh doanh Đề xuất thu thuế 20%/lãi chứng khoán: Không khuyến khích đầu tư chứng khoán? - Ảnh 2.Lãi 1 tỉ đồng bán chứng khoán sẽ nộp thuế bao nhiêu theo đề xuất mới?ĐỌC NGAY

Lãnh đạo một công ty chứng khoán cho rằng với một thị trường chứng khoán còn non trẻ như Việt Nam, nên khuyến khích, nuôi dưỡng nguồn thu thay vì... tận thu. "Cơ quan thuế cần "nuôi dưỡng nguồn thu" để có nguồn thu lớn hơn trong tương lai vì thị trường này còn nhiều dư địa phát triển", vị này đề nghị.

Theo ông Nguyễn Thế Minh - giám đốc phân tích khối khách hàng cá nhân, Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam, việc đánh thuế dựa trên lợi nhuận là phù hợp với thông lệ quốc tế, phản ánh đúng bản chất của hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, ông Minh đề xuất áp dụng cơ chế thuế suất giảm dần theo thời gian nắm giữ. Cụ thể, nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu dưới 1 năm có thể chịu thuế suất cao hơn.

Trong khi đó, các khoản đầu tư dài hạn - ví dụ trên 10 năm - nên được miễn thuế. "Cách tiếp cận này không chỉ giúp Nhà nước đảm bảo nguồn thu từ các hoạt động đầu cơ ngắn hạn, mà còn tạo động lực rõ ràng để khuyến khích nhà đầu tư dài hạn gắn bó với thị trường, góp phần xây dựng một hệ sinh thái tài chính bền vững và ổn định hơn", ông Minh nói.

Nhiều nhà đầu tư cũng bày tỏ lo ngại với đề xuất thu thuế cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng ngay tại thời điểm nhận thay vì chờ tới lúc chuyển nhượng.

"Đề xuất đánh thuế ngay tại thời điểm chia cổ tức bằng cổ phiếu như dự thảo sẽ khiến phương án này trở nên kém hấp dẫn, làm mất đi công cụ hiệu quả để doanh nghiệp có nguồn lực tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh", ông Đậu Anh Tuấn - phó tổng thư ký VCCI - nêu quan điểm tại văn bản góp ý dự thảo.

Theo số liệu từ cơ quan thuế, trong giai đoạn 2016-2024, số thuế TNCN thực thu từ cổ tức bằng chứng khoán đạt khoảng 1.318 tỉ đồng, trong khi nếu thu ngay khi chia, con số ước tính có thể khoảng 17.420 tỉ đồng.

Theo đại diện VCCI, số liệu này cho thấy phần lớn cổ đông đã chọn nắm giữ cổ phiếu lâu dài.

"Như vậy, hơn 10.000 tỉ đồng "chưa thu" này thực chất nằm trong doanh nghiệp, phục vụ tái đầu tư sản xuất - kinh doanh, tạo ra việc làm, đóng góp gián tiếp vào tăng trưởng GDP và nguồn thuế ổn định, bền vững cho ngân sách trong dài hạn. Nếu buộc thu ngay, dòng vốn này sẽ có thể bị rút ra, làm giảm khả năng tái đầu tư và phát triển của doanh nghiệp", vị này cảnh báo.

Làm suy giảm động lực đầu tư dài hạn

Theo VCCI, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu không tạo ra thu nhập thực tế cho cổ đông tại thời điểm nhận cổ tức. Về bản chất, đây chỉ là điều chỉnh kỹ thuật trong cấu trúc vốn, làm tăng số cổ phiếu lưu hành nhưng không làm tăng tổng giá trị tài sản của cổ đông.

Như vậy, tại thời điểm trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ đông chưa nhận lợi ích gì từ việc này. Nếu thu thuế ngay thời điểm này sẽ tạo áp lực tài chính và rủi ro thanh khoản cho nhà đầu tư, bao gồm cả các nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Ngoài ra, việc thu thuế ngay tại thời điểm cổ đông nhận cổ phiếu thưởng làm suy giảm sức hấp dẫn của phương pháp đầu tư dài hạn bởi nhà đầu tư phải đóng thuế trước cả khi thực sự nhận được lợi nhuận.

Khuyến khích thị trường phát triển thay vì để dòng tiền "đóng băng"

Nhiều nhà đầu tư nhấn mạnh vai trò định hướng dòng tiền của chính sách thuế. Nếu thiếu sự khuyến khích, dòng vốn sẽ tiếp tục bị "nằm yên" trong két sắt hoặc ngân hàng hoặc chảy vào bất động sản...

Anh V.Dương (Nam Định cũ), một nhà đầu tư, cho biết sau nhiều năm thua lỗ vì biến động thị trường, khi có một ít lợi nhuận trong năm nay, nhiều nhà đầu tư, trong đó có anh, đang lo sẽ phải nộp thêm 20% thuế TNCN.

"Điều này khiến nhiều người nản lòng, làm suy giảm động lực đầu tư", anh Dương nói và cho rằng chính sách thuế phải vừa khuyến khích người dân đầu tư và tích lũy tài sản, vừa hỗ trợ dòng vốn cho doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo chị Nguyễn Ngọc Hà (Hà Nội), cách đánh thuế hiện tại chưa phản ánh đúng bản chất chu kỳ và rủi ro của thị trường chứng khoán.

"Một nhà đầu tư có thể lỗ hàng tỉ đồng năm trước, nhưng chỉ vừa có lãi vài trăm triệu năm nay đã bị đánh thuế ngay 20%. Với cơ chế như vậy, rất khó để nhà đầu tư cá nhân có thể hoàn vốn và theo đuổi dài hạn", chị Hà nói và cho rằng thị trường chứng khoán vốn biến động thất thường, nên cần một chính sách thuế linh hoạt, công bằng và sát với thực tiễn hơn.

Đồng quan điểm, chị Nguyễn Miên (Hà Nội) nhấn mạnh rằng thuế chỉ nên là công cụ hỗ trợ thị trường phát triển, không phải yếu tố làm gia tăng rủi ro tâm lý. Mặc dù việc đánh thuế trên phần lãi là hợp lý về nguyên tắc công bằng - tức chỉ thu khi có thu nhập - nhưng mức 20% được đề xuất là quá cao. "Mức thuế này không chỉ ảnh hưởng đến thanh khoản mà còn bào mòn niềm tin nhà đầu tư", chị Miên khẳng định.

Theo các nhà đầu tư, thuế suất nên được điều chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế, giới hạn trong khoảng 3-5% trên phần lợi nhuận ròng. Đồng thời, cần áp dụng cơ chế ưu đãi thuế theo thời gian nắm giữ, như mô hình tại Mỹ - nơi nhà đầu tư dài hạn được hưởng thuế suất thấp hơn hoặc thậm chí miễn giảm.

Đề xuất thu thuế 20%/lãi chứng khoán: Không khuyến khích đầu tư chứng khoán? - Ảnh 2.Đề xuất áp thuế 20% trên lãi bán chứng khoán, chuyển nhượng vốn

Đề xuất áp thuế 20% trên lãi bán chứng khoán, chuyển nhượng vốn được đề cập tại dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ và Quốc hội.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề