
TS Nguyễn Hồng Phương, tác giả sách Nếp nhà, cho rằng không phải tất cả nếp nhà đều đáng giữ - Ảnh: HỒ LAM
Sáng 5-7, tại TP.HCM diễn ra buổi giao lưu ra mắt sách
TS Nguyễn Hồng Phương, tác giả sách Nếp nhà, cho rằng không phải tất cả nếp nhà đều đáng giữ - Ảnh: HỒ LAM
Sáng 5-7, tại TP.HCM diễn ra buổi giao lưu ra mắt sách
Sách Nếp nhà đề cập đến những giá trị cần có trong gia đình - Ảnh: NXB
Không phải tất cả nếp nhà đều đáng giữ
Tuy nhiên, theo Nguyễn Hồng Phương, chúng ta cũng cần nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng không phải mọi nếp nhà đều mang trong mình những giá trị tích cực.
"Có những thói quen tốt đẹp mà chúng ta cần tiếp tục gìn giữ và phát huy, nhưng cũng có những điều đã không còn phù hợp với thời đại mà chúng ta cần can đảm thay đổi, để gia đình có thể phát triển một cách tốt đẹp hơn.
Chẳng hạn, thế hệ trước có quan niệm "trẻ con thì không được phép lên tiếng khi người lớn đang nói chuyện".
Nhưng ngày nay, việc khuyến khích con trẻ tự do bày tỏ quan điểm một cách đúng mực lại vô cùng quan trọng để giúp chúng rèn tư duy độc lập, sự tự tin, năng lực giao tiếp", chị Phương phân tích.
Theo chị, mỗi thành viên trong gia đình cần quan sát để hiểu, chọn lọc, thay đổi và chuyển hóa để nếp nhà trở thành một di sản tốt đẹp.
Ví dụ như trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái, thay vì "thương cho roi, cho vọt" thì cha mẹ có thể thay đổi cách xử lý cảm xúc của mình khi con phạm lỗi.
"Hãy dành một cuộc đối thoại bình tĩnh, một sự hướng dẫn nhẹ nhàng để giúp trẻ hiểu đúng vấn đề hơn là sợ hãi trước hình phạt. Tôi nghiệm ra rằng: Dạy con không phải là tìm cách khiến con sợ hãi mình, mà là hành trình để hai bên hiểu nhau hơn", chị Phương nói.
Sau khi nhận bằng tiến sĩ công nghệ thông tin tại Pháp năm 1998, Nguyễn Hồng Phương trở về Việt Nam và dành hơn 25 năm cho giáo dục với nhiều vai trò từ giảng viên, nhà quản lý đến giám đốc đào tạo tại các cơ sở giáo dục như: Đại học Hoa Sen, Đại học FPT, Viện Quản trị & Công nghệ FSB.
Hiện tại, chị giữ vai trò Chief Well-being Officer (CWO) tại Khối Giáo dục FPT.