Kết quả doanh thu tăng cao và biên lợi nhuận đáng mơ ước của các công ty khai thác dịch vụ ở sân bay khiến nhiều bạn đọc không ngần ngại chỉ ra sự vô lý của giá cả đang được bán ở sân bay trong nước.
Mục lục
Gía hàng hóa ở các nước khá bình ổn trong khu vực sân bay - Ảnh: H.K
Nhiều hành khách chia sẻ những trải nghiệm bữa ăn ở sân bay trong nước nhưng có mức giá cao ngỡ ngàng.
Không có lựa chọn khác chứ không phải chịu chi!
So sánh với cửa hàng bên ngoài, nhiều người cho rằng mức giá ăn uống tại Gần 3,6 triệu hành khách qua các sân bay Việt Nam dịp TếtDịch vụ ăn uống, chờ xuất nhập cảnh vẫn ám ảnh du khách đi, đến Tân Sơn Nhất
Độc giả Thien kể: "Tôi nắm cơm muối mè, vừng, lạc, đậu phộng, thịt rim mang theo. Lần thì bánh mì, bánh chưng. Trái dưa hấu nhỏ, hoặc ký cam, ký quýt. Muốn chậm giờ bay bao nhiêu cũng mặc kệ. Có lần chuyến bay chậm giờ, vợ tôi sĩ diện, vào ăn phở ở sân bay. Lúc ra mặt méo xẹo, bực bội. Tôi tỉnh bơ, cứ ngồi nhẩn nha ăn cơm nắm. Vợ thèm và còn đói nên cũng ăn. Thế là lần sau cứ tự giác nắm cơm để bay".
Độc giả Hạnh thì chọn cách mua chai nước suối 350ml từ máy bán hàng tự động, còn nếu đến quầy bán ăn uống, giá chai nước 500ml là 70.000 đồng. Hoặc độc giả MaiVanDuong chọn cách ăn ở nhà hay đâu đó, rồi mang theo chai nước khoáng để uống trước khi ra sân bay.
Một số độc giả thắc mắc liệu giá bán trong sân bay có bị kiểm soát hay không?
Độc giả Nam nhận xét: "Giá cả sân bay là vô giá" và không biết cơ quan nào kiểm duyệt cho giá này khi người dân bắt buộc phải ăn vì đói quá, nhất là delay chuyến bay. Nhiều độc giả thắc mắc tại sao các cơ quan chức năng đều biết, các ban ngành đoàn thể đều biết nhưng không ai xử lý hay có bất kỳ hình thức nhắc nhở hay xử phạt nào?
Thuy đặt câu hỏi: Đã có cơ quan nào đứng ra kiểm tra giá của các cơ sở đang kinh doanh tại sân bay chưa? Dịch vụ thì tệ mà giá lại nằm tuốt trên mây xanh.
Độc giả Tà Dương nói rằng ở bên ngoài, nhất là ở các điểm đến du lịch, nếu tăng giá bất hợp lý đối với các dịch vụ như ăn uống thì gọi là kinh doanh "chặt chém" và sẽ bị xử lý. Còn ở trong sân bay, có nơi giá cả dịch vụ ăn uống tăng gấp 3-4 lần so với bên ngoài thì không biết gọi tên như thế nào cho phù hợp và có biện pháp xử lý không?
Không ít độc giả thấu hiểu với việc chi phí thuê mặt bằng để kinh doanh ở sân bay giá cao nhưng giá đồ ăn thức uống được phục vụ tại khu vực này không nên "đến nỗi phi lý như vậy".
"Giá quá đắt so với chất lượng dịch vụ. Mà nói đến sân bay thì nói hoài vẫn không thấy có sự thay đổi gì", độc giả Hưng Thịnh bày tỏ.
Độc giả thắc mắc tại sao các cơ quan lại quản lý giá bên ngoài còn sân bay thì không? Nếu có quản lý thì sao lại để bán giá cao như vậy? Đến sân bay cũng có người giàu, người nghèo, không phải ai cũng có khả năng ăn uống trong đây, và đâu phải lúc nào cũng biết mà chuẩn bị, người đi lần đầu thế nào cũng bị.
'Không nơi đâu tính tiền lạ như tại các sân bay của ta'
Độc giả T.T nhận xét, trên thế giới không nơi đâu tính tiền ăn uống lạ như tại các sân bay của ta. Sân bay nội địa đã đắt hơn ngoài gấp 3 lần, quốc tế thì có thể lên đến gấp 6 hoặc hơn nữa. Chất lượng các món thì rất tệ.
Nhiều độc giả lấy ví dụ về sân bay quốc tế có giá cả hợp lý hơn. Độc giả Đặng Tho lấy ví dụ ở sân bay Changi của Singapore có cái Food Court bán giá bình dân như ở trong thành phố, còn sân bay ở Bangkok của Thái cũng tương tự. Một độc giả khác cho biết từng ăn ở sân bay Incheon Hàn Quốc giá chỉ cao hơn ngoài hai lần và rất ngon... Còn ở sân bay mình thì ngược lại.
Trong khi đó, độc giả Tony đặt câu hỏi: Tại sao Changi Airport trở thành sân bay tốt nhất thế giới nhiều năm liên tiếp? Vị này cho rằng câu trả lời là dịch vụ của sân bay này tốt nhất thế giới và hàng hóa bán trong sân bay không quá chênh lệch nhiều với bên ngoài.
"Tôi transit thường xuyên qua sân bay này hơn 25 năm qua. Changi Airport có thể khiến hành khách transit 2-5 giờ không cảm thấy chán vì quá nhiều dịch vụ cung cấp trong sân bay. Ở các sân bay ta thì sao?", độc giả Tony viết.
Cần vì hình ảnh du lịch?
Độc giả Vì cuộc sống tươi đẹp cho rằng khi giá mắc thì các cửa hàng nên cải thiện hương vị. Độc giả Ba Phi đề xuất: Phải chi đây là nơi bán đúng giá và là nơi quảng bá ẩm thực Việt Nam.
Độc giả Thanh Tùng cũng cho rằng đây là một cách để quảng bá món ăn Việt Nam đến bạn bè thế giới. Mà đáng tiếc là hiệu quả không thấy đâu, chỉ thấy bị chê là đồ ăn vừa dở vừa đắt! Lợi thì ít mà mang tiếng thì nhiều.
Độc giả An nói từ góc nhìn khác khi trải nghiệm du lịch, dịch vụ trong sân bay mắc với dân trong nước nhưng rẻ với khách quốc tế. Nếu ta giảm giá bán bình dân thì lượng khách sẽ tăng đồng nghĩa chất lượng sẽ giảm. Giá mặt bằng cao do khách đông nên giá bán thì giá nào hợp lý để đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Trong khi đó, độc giả Trung phản hồi rằng ga quốc nội giá cũng không rẻ. Đắt rẻ là phải so với giá hàng tương tự bên ngoài sân bay.
Theo độc giả NHL, dịch vụ này không phải kiếm lời từ dân du lịch Tây là mấy, toàn là từ dân mình. Đồng ý đây là dịch vụ, thuận mua vừa bán, nhưng tại sao lại làm cho việc buôn bán tại đây trở nên đắt đỏ vô lý như vậy.
"Đây không phải cơ chế thị trường, mà là độc quyền. Nên đổi mới sáng tạo để không vì vài đồng bạc lẻ mà đánh đổi cả hình ảnh du lịch nước nhà. Vì sân bay là bộ mặt của cả ngành du lịch nói riêng và hình ảnh người Việt nói chung".
TP.HCM đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất
Nhằm mang đến trải nghiệm đáng nhớ và những giá trị thiết thực cho du khách, TP.HCM quảng bá hình ảnh du lịch tại Ga đến Quốc tế Sân bay Tân Sơn Nhất với thông điệp chào mừng cùng mã QR truy cập hệ thống thông tin du lịch thành phố.
Công ty CP Đầu tư Kim Cương Đen (MST: 0315015472) là doanh nghiệp đang nắm 20% vốn của Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam - chủ sở hữu chuỗi rạp phim CGV tại Việt Nam.
Quá trình làm việc với khách hàng đã giúp đội ngũ BizCRM hiểu hơn về bài toán mà các doanh nghiệp lớn đang gặp phải. Thị phần lớn, quy mô khách hàng lớn, những thành tựu đáng mơ ước này đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức trong việc tối ưu hóa dữ liệu để phục vụ các chiến dịch bán và chăm sóc khách hàng.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị truy tố dàn cựu lãnh đạo Vinafood II gây thất thoát hơn 113 tỷ đồng khi chuyển giao khu đất 132 Bến Vân Đồn, Quận 4, TP.HCM.
Tiến độ chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị thương mại dịch vụ còn chậm do vướng mắc bồi thường, tái định cư, nguồn vốn. UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu lập tổ giúp việc, đẩy nhanh kế hoạch, xem xét đấu giá đất vào 2025.
Phát biểu trong chuyến thăm Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 24/2, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố nước này sẽ chỉ dừng hoạt động quân sự ở Ukraine khi các cuộc đàm phán "mang lại kết quả bền vững" mà Nga có thể chấp nhận được.