Để làm nhanh các dự án đường sắt như TP.HCM - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ Thiêm - Long Thành, Suối Tiên - Thủ Dầu Một… cần thiết phải có cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, vượt trội.
Mục lục
Tuyến đường sắt kết nối từ trung tâm đi Cần Giờ được đề xuất trong danh mục các dự án kèm theo dự thảo nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt - Ảnh: CHÂU TUẤN
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM và UBND TP Hà Nội về tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp đối với hồ sơ dự thảo nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống Làm 355km metro trong 10 năm: TP.HCM thực hiện phương châm rõ người, rõ việc, rõ thời gianĐỌC NGAY
Hợp nhất nội dung nghị quyết số 188 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM vào dự thảo nghị quyết và thay thế nghị quyết 188.
Bộ Xây dựng cũng đề nghị hai địa phương thuyết minh làm rõ việc đề xuất áp dụng mẫu hợp đồng FIDIC và phát triển công nghiệp, chuyển giao công nghệ.
Đồng thời rà soát, bổ sung số liệu về nguồn lực, phụ lục danh mục dự án kèm theo dự thảo nghị quyết...
Do tiến độ gấp, Bộ Xây dựng đề nghị hai thành phố nghiên cứu tiếp thu, giải trình, bổ sung thuyết minh các vấn đề nêu trên và có văn bản gửi về Bộ Xây dựng ngày 6-5 để tổng hợp, thực hiện tiếp trình tự, thủ tục theo quy định.
Nhiều địa phương cần cơ chế để làm nhanh đường sắt sau khi sáp nhập
Tại tờ trình dự thảo thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt gửi Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết thời gian qua Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch, kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong đó đã có danh mục, lộ trình, dự kiến nhu cầu vốn của các dự án đầu tư xây dựng đường sắt quốc gia.
Thủ tướng cũng đã phê duyệt các quy hoạch tỉnh, thành phố, trong đó xác định mục tiêu đến năm 2030 sẽ phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại các trung tâm của tỉnh, thành phố lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ… Riêng thành phố Hà Nội và TP.HCM phải cơ bản hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị vào năm 2035.
Ngoài ra, TP.HCM sẽ sáp nhập cả các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương. Theo đó mạng đường sắt đô thị của thành phố sẽ phải điều chỉnh, để phù hợp với phạm vi địa giới hành chính mới như tuyến Suối Tiên - Thủ Dầu Một…
Bên cạnh đó, một số địa phương có điều chỉnh địa giới hành chính cũng đã đề xuất đầu tư xây dựng một số tuyến đường sắt mới, gần đây nhất là Đà Nẵng.
Theo Bộ Xây dựng, thực tiễn công tác đầu tư xây dựng các dự án đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị trong thời gian vừa qua cho thấy còn nhiều khó khăn.
Các vướng mắc tập trung vào các vấn đề chính như huy động nguồn lực; trình tự thủ tục đầu tư; triển khai thực hiện quy hoạch; công tác giải phóng mặt bằng; đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp đường sắt…
Để tháo gỡ căn bản những khó khăn, vướng mắc nêu trên, Chính phủ đã trình và được Quốc hội ban hành hai nghị quyết về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và nghị quyết 188 để phát triển đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM.
Tuy nhiên để tiếp tục triển khai đáp ứng tiến độ các dự án đường sắt khác theo quy hoạch (Hà Nội - Đồng Đăng, Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái, TP.HCM - Cần Thơ, Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ Thiêm - Long Thành, Suối Tiên - Thủ Dầu Một)…, Bộ Xây dựng cho hay cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, vượt trội.
Việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để áp dụng chung cho các dự án đường sắt sẽ tháo gỡ "điểm nghẽn" về thể chế, hiện thực hóa mục tiêu đầu tư hoàn thành mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị theo quy hoạch.
Nghị quyết sau khi được Quốc hội thông qua sẽ đơn giản hóa trình tự, thủ tục trên quan điểm Trung ương xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, bảo đảm kiểm soát về mặt vĩ mô; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, rút ngắn trình tự, thủ tục theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Thủ tướng họp bàn triển khai đường sắt cao tốc Bắc - Nam, chuẩn bị khởi công cuối năm 2026
Sáng 26-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính - trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt - chủ trì phiên họp thứ hai.
Hạ tầng Giao thông Đèo Cả mới nhận được đăng ký và nộp tiền mua 39 triệu đơn vị trong tổng số 41,5 triệu đơn vị đăng ký chào bán. Còn lại 2,5 triệu đơn vị sẽ được tiếp tục chào bán cũng với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Thời gian qua, ngay sau khi có thông tin sáp nhập tỉnh, xã/phường, thị trường bất động sản trong nước đã có những ảnh hưởng nhất định. Làn sóng dịch chuyển dòng tiền đầu tư tại Hà Nội ra các khu vực vùng ven bắt đầu manh nha từ cuối năm 2024 và đang dần trở nên rõ nét hơn trong bối cảnh trên.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần (5/5), khép lại chuỗi tăng 9 phiên liên tiếp của S&P 500, một điều chưa từng có kể từ năm 2004.
Ngày 6-5, chuyến bay VN37 của Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines hành trình Hà Nội - Frankfurt (Đức) đã phải chuyển hướng và hạ cánh khẩn cấp tại sân bay Erzurum (Thổ Nhĩ Kỳ) để hỗ trợ một hành khách gặp vấn đề sức khỏe.
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), sau khi các tỉnh, thành tiến hành sáp nhập, có thể sẽ xuất hiện tình trạng không thống nhất ở một số quy định cụ thể trong lĩnh vực đất đai; có thể xuất hiện tình trạng so bì "thiệt - hơn" giữa các xã, phường, giữa các trường hợp sử dụng đất, từ đó gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai tại địa phương.