Căng thẳng thương mại Mỹ với Canada, Mexico, Trung Quốc: Doanh nghiệp Việt chủ động ứng phó

Admin

Việc Mỹ đe dọa áp thuế mới lên hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc gây lo ngại về căng thẳng thương mại toàn cầu. Bởi bất kỳ quốc gia nào có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ đều có thể trở thành mục tiêu. Việt Nam không phải ngoại lệ.

Căng thẳng thương mại Mỹ với Canada - Mexico - Trung quốc: Doanh nghiệp Việt chủ động ứng phó - Ảnh 1.

Chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở vùng ĐBSCL - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ngoài ra theo các chuyên gia, việc giá cả hàng hóa leo thang, sức mua của người tiêu dùng suy giảm có thể sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam, một nền kinh tế có độ mở cao, phụ thuộc vào xuất khẩu và dòng vốn FDI.

Khi các quốc gia tăng thuế lẫn nhau, không chỉ những doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc hay châu Âu bị tác động, mà còn có nguy cơ xuất hiện thêm các biện pháp phi thuế quan khác.

Doanh nghiệp Việt lo bị "văng miểng"

"Các

Việc Mỹ tăng mức áp thuế đối với các nước đã được dự báo trước và có thể Việt Nam cũng sẽ bị tăng mức áp thuế đối với hàng xuất khẩu vào quốc gia này. Do đó việc chủ động tính toán đưa ra giải pháp để tránh thiệt hại là điều cần thiết.

Đối với rau quả, hiện Việt Nam xuất đi đến khoảng 80 quốc gia, trong đó kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đạt khoảng 300 triệu USD với 7 mặt hàng xuất chính ngạch.

Chúng tôi đang cố gắng thay đổi tình trạng "bỏ trứng vào một rổ" bằng cách giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường lớn, đồng thời gia tăng xuất khẩu qua thị trường mới như châu Phi, Trung Đông...

- Ông TRƯƠNG ĐÌNH HÒE (nguyên tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam):

Hợp lý và chủ động

Căng thẳng thương mại Mỹ với Canada - Mexico - Trung quốc: Doanh nghiệp Việt chủ động ứng phó - Ảnh 3.

Mỹ đang là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Trung Quốc. Dù chưa nói trước được điều gì nhưng những bước đi của Mỹ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam.

Tuy vậy những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như cá tra và tôm là thực phẩm thiết yếu, không nhiều nước sản xuất lớn. Do đó các nước phải nhập khẩu và tiêu dùng.

Hơn nữa thách thức cũng đi liền với cơ hội nếu chúng ta biết cư xử hợp lý và chủ động. Ví dụ tôm nguyên liệu của Ecuador và Ấn Độ đang có giá bán khá tốt trên thế giới.

Để cạnh tranh, thay vì chỉ xuất tôm nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã điều chỉnh sang hướng tăng chế biến sâu và đã thành công, trong đó có thâm nhập tốt vào thị trường Mỹ. Điều quan trọng là chúng ta có những sản phẩm gì, có cái khách hàng cần hay không và giá bán phải thật tốt.

- Ông PHAN MINH THÔNG (chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group):

Cần đa dạng thị trường xuất khẩu

Căng thẳng thương mại Mỹ với Canada - Mexico - Trung quốc: Doanh nghiệp Việt chủ động ứng phó - Ảnh 3.

Mỹ và châu Âu là hai thị trường nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam nhiều nhất, hồ tiêu Việt Nam không bị đánh thuế khi xuất khẩu vào Mỹ.

Thực tế câu chuyện về thuế không quá lo ngại vì quốc gia này gần như không sản xuất hồ tiêu nên không bức thiết trong việc dựng lên hàng rào thuế nhằm bảo vệ và duy trì sản xuất trong nước; chưa kể nhiều doanh nghiệp ở Mỹ chủ yếu tạm nhập hồ tiêu và tái xuất đi. Trường hợp tăng thuế thì phía nhập khẩu, nghĩa là người mua phải chịu.

Tuy vậy với lượng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ nói chung đang khá nhiều và có xu hướng tăng trưởng mạnh, nhiều ngành nghề sẽ bị ảnh hưởng nếu Mỹ tăng mức áp thuế cho các sản phẩm nhập từ Việt Nam.

Chúng tôi đã xuất khẩu đi 102 thị trường và luôn cố gắng đa dạng thị trường, phong phú sản phẩm chế biến sâu để giảm yếu tố cạnh tranh từ các nước xuất khẩu, đồng thời giảm thiểu rủi ro và thiệt hại nếu bị áp thuế ở các thị trường.

Căng thẳng thương mại Mỹ với Canada - Mexico - Trung quốc: Doanh nghiệp Việt chủ động ứng phó - Ảnh 3.Nhà Trắng khen Mexico 'nghiêm túc', nói Canada 'hiểu sai' thuế quan của Mỹ

Nhà Trắng nhận thấy Mexico "nghiêm túc" trước quy định về thuế quan của Tổng thống Donald Trump, trong khi Canada đã hiểu sai rằng dây là một cuộc chiến thương mại giữa các nước láng giềng.