Căng thẳng Mỹ-Iran: Đánh không được, đàm không xong

Admin

Giới chuyên gia cho rằng, Tehran không thể bị khuất phục bằng biện pháp quân sự, nhưng Mỹ cũng không nắm quyền chủ động về ngoại giao trước Iran.

.t1 { text-align: justify; }

Đối với ông Stephen Witkoff, người đã chuyển mình từ cố vấn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump thành “cánh tay đáng tin cậy” của ông, các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân Iran đang trở thành chuyện khó chịu trong sự nghiệp của vị Tổng thống Hoa Kỳ.

Tạp chí Foreign Policy nhận định rằng, Iran, vốn rất tức giận với Israel, không muốn nhượng bộ nghiêm túc về chương trình hạt nhân của mình, chứ đừng nói đến việc đầu hàng Washington.

Trở về nước, ông Witkoff được bao quanh bởi các cố vấn tổng thống theo trường phái cứng rắn, những người không tin rằng có thể đạt được thỏa thuận và đang phải phụ tá cho một vị tổng thống thiếu kiên nhẫn, bốc đồng, muốn có một thỏa thuận nhanh chóng và đe dọa sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu không đạt được mục đích của mình.

Tuy nhiên, toàn bộ giới chính trị Hoa Kỳ đang phải đối mặt với những thực tế chính trị khó khăn, điều sẽ quyết định những bước tiến trong tiến trình đàm phán, chứ không phải ý muốn của Washington.

Sẽ không có thỏa thuận ngọt ngào, thỏa thuận tốt đẹp, không có kết thúc có hậu kiểu Hollywood trong các cuộc đàm phán với Tehran về chương trình hạt nhân của nước này.

Iran đã bị suy yếu nhưng chưa hề bị chinh phục hay đánh bại. Do đó, ông Trump sẽ sớm nhận ra rằng, đối với Iran, Hoa Kỳ không có giải pháp chiến lược nào, kể cả giải pháp quân sự.

Sự kết hợp giữa roi vọt và củ cà rốt, giữa ép buộc và ngoại giao phải được xây dựng cẩn thận theo thời gian, nhưng ông Trump là một chính trị gia thực dụng theo “chủ nghĩa giao dịch” và ông luôn muốn đạt được mục đích của mình một cách nhanh nhất.

Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ muốn một kết quả mà ông có thể tự hào là tốt hơn so với thỏa thuận mà người tiền nhiệm của ông đã từ bỏ, nhưng điều đó sẽ không dễ dàng.

Cuối cùng, có lẽ vấn đề lớn nhất mà bất kỳ người quan sát nào theo dõi các cuộc đàm phán Hoa Kỳ-Iran phải đối mặt là những khái niệm khác nhau về địa-chính trị và yêu cầu về thời gian giữa các nhà lãnh đạo của hai quốc gia này.

Với bản tính nóng, ông Trump luôn muốn đạt được thỏa thuận lập tức, hoặc ít nhất là càng sớm càng tốt, nhưng Tehran không hề vội vàng và cũng không cần phải vội vàng, vì họ hiểu được Trump và biết được mình đang có trong tay cái gì.

Sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, sự khác biệt về quan điểm, sự bất đồng về mục đích kèm theo sự vội vã đã làm lập trường của các bên ngày càng xa nhau, khiến xung đột không được làm dịu đi và thậm chí còn leo thang, cuối cùng, sẽ không đưa đến bất cứ giải pháp khả thi nào cho vấn đề tồn tại lâu dài.