Từ Shein, Temu đến Louis Vuitton và Dior, các thương hiệu thời trang quốc tế đang điều chỉnh giá để ứng phó chi phí tăng do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Mục lục
Một cửa hàng Louis Vuitton tại Tô Châu, Trung Quốc năm 2023 - Ảnh: The Paper
Trước những biến động trong chính sách thương mại toàn cầu, trong đó bao gồm căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc cùng các biện pháp thuế quan đáp trả từ cả hai phía, nhiều thương hiệu thời trang từ các nền tảng bán lẻ giá rẻ đến các tập đoàn xa xỉ đang điều chỉnh chiến lược giá để thích ứng với chi phí gia tăng và những thay đổi trong hành vi tiêu dùng trên thị trường quốc tế.
Shein và Temu đồng loạt tăng giá tại Mỹ
Hãng tin Reuters ngày 17-4 cho biết hai nền tảng Doanh nghiệp các nước ứng phó thuế trả đũa qua lại của Trung Quốc và MỹDoanh nghiệp Trung Quốc tung loạt giải pháp đối phó thuế quan 145% của Mỹ
Trước áp lực từ chi phí đầu vào và biến động tỉ giá, LVMH đã điều chỉnh giá một số sản phẩm tại Trung Quốc. Theo cập nhật ngày 15-4 trên trang web chính thức của Louis Vuitton, mức tăng dao động từ vài trăm đến gần 1.000 nhân dân tệ, tùy theo từng mẫu túi xách.
Trong khi đó tờ Beijing News cho biết Dior xác nhận điều chỉnh giá từ ngày 16-4, áp dụng cho các dòng sản phẩm thời trang nam, nữ và túi xách.
Tuy phía thương hiệu khẳng định đợt điều chỉnh giá lần này là chu kỳ điều chỉnh định kỳ, song một số chuyên gia đánh giá đây là biện pháp chủ động nhằm bù đắp áp lực từ chi phí sản xuất, biến động thị trường và chính sách thuế quan mới từ phía Mỹ.
Theo tờ Thời báo Chứng Khoán (Trung Quốc), trong cuộc họp với nhà đầu tư sau báo cáo tài chính ngày 14-4, ban lãnh đạo LVMH xác nhận đang xem xét việc cắt giảm chi phí vận hành, bao gồm chi phí hành chính và tiếp thị.
Bất chấp sự khác biệt về phân khúc và chiến lược, cả Shein, Temu lẫn các thương hiệu xa xỉ như Louis Vuitton và Dior đều đang điều chỉnh chính sách giá để thích ứng với biến động thương mại toàn cầu.
Trong đó căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục là yếu tố then chốt, khi hàng hóa Trung Quốc có thể chịu thuế nhập khẩu lên tới 245% tại Mỹ, theo tài liệu được Nhà Trắng công bố hôm 16-4. Xu hướng tăng giá ở cả phân khúc bình dân và cao cấp phản ánh sự chuyển dịch ngày càng rõ nét trong chuỗi cung ứng và hành vi tiêu dùng toàn cầu.
Trung Quốc phớt lờ, tuyên bố thuế quan 245% của Mỹ không còn ý nghĩa
Thương chiến tiếp tục leo thang khi Mỹ tuyên bố Trung Quốc phải chịu mức thuế lên tới 245%, song Trung Quốc khẳng định sẽ không còn để tâm đến những con số thuế quan của Mỹ.
Siêu đô thị Cần Giờ (Vinhomes Green Paradise) khởi công đánh thức tiềm năng kinh tế biển, đưa Tp.HCM trở thành một siêu đô thị biển, góp phần hiện thực hoá chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã bày tỏ sự lạc quan về một thỏa thuận thuế quan tiềm năng giữa hai nước trong cuộc gặp tại Nhà Trắng.
Ngày 18/4/2025, Công ty Cổ phần Xe điện Hà Nội đã chính thức nhận bàn giao 17 xe buýt điện VinFast từ đơn vị phân phối là Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM để đưa vào vận hành tuyến buýt số 34 (Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Gia Lâm).
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
7 con người khởi nghiệp với hai bàn tay trắng trong thời kỳ bao cấp, nhưng chúng tôi biết tận dụng mọi lợi thế để nhanh chóng trở thành doanh nghiệp đầu đàn trong ngành cơ điện lạnh chỉ trong vòng 5 năm - nhờ khả năng tự học, cách làm linh hoạt, tinh thần sáng tạo và khát vọng vươn lên…
Trước thông tin sáp nhập tỉnh thành, nhiều nhà đầu tư đến từ Hải Dương đổ về TP Thủy Nguyên (Hải Phòng) “săn” đất, kéo theo mặt bằng giá tăng hơn 20% trong quý đầu năm 2025.