Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.
Mục lục
Từ trái qua: nhà sưu tập Dư Thanh Khiêm, TS Quách Thu Nguyệt, TS Bùi Trân Phượng - Ảnh: HỒ LAM
Sáng 5-7, tại Đường sách TP.HCM diễn ra tọa đàm chuyên đề 150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt.
Diễn giả là nhà sưu tập Dư Thanh Khiêm; nhà nghiên cứu, TS Bùi Trân Phượng. TS Quách Thu Nguyệt - nguyên giám đốc, tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ - dẫn chuyện.
Buổi tọa đàm là một cuộc trò chuyện thân tình xoay quanh hành trình sống động của 'Ngắm' Truyện Kiều từ một đến muôn dạngHậu duệ đời 14 của Nguyễn Du nói gì về Truyện Kiều?
Triển lãm 150 năm hành trình Truyện Kiều quốc ngữ diễn ra tại Đường sách TP.HCM từ ngày 4-7 đến 6-7 giới thiệu bộ sưu tập chọn lọc các ấn bản Truyện Kiều bằng chữ quốc ngữ, từ những bản in quý hiếm cuối thế kỷ 19 đến các ấn phẩm mỹ thuật đặc sắc đầu thế kỷ 20.
Đồng thời, triển lãm cũng giới thiệu những ấn bản đương đại, bao gồm bản in mỹ thuật, sáng tác minh họa hiện đại và các nỗ lực mới trong kỹ thuật trình bày.
Qua từng bản sách, dòng chú giải, nét chữ và cách in, người xem chiêm ngưỡng cách mà các thế hệ tiền nhân đã nâng niu, gìn giữ và lan tỏa Truyện Kiều như một di sản sống động.
Nhà sưu tập sách Dư Thanh Khiêm chia sẻ với Tuổi Trẻ Online ông đã tìm mua được quyển truyện thơ Kim Vân Kiều tân truyện in làm 3 tập được Abel des Michels dịch tiếng Pháp lần đầu tiên và xuất bản năm 1884 - 1885. Hai tập đầu chữ quốc ngữ song song với dịch thơ chữ Pháp và ghi chú. Tập 3 ghi nguyên tự chữ Nôm.
"Tôi lâu nay sưu tầm nhiều thể loại sách quý nhưng vẫn dành cho Truyện Kiều một tình cảm đặc biệt. Sưu tầm Truyện Kiều là cái thú vui mà không màng thời gian, tiền bạc, cũng là cách tôi thể hiện tình yêu của mình với văn hóa Việt".
Nhiều bản in quý của Truyện Kiều được giới thiệu trong tọa đàm - Ảnh: Đường sách TP.HCM
Đã là người Việt mà không hiểu Truyện Kiều thì vô cùng đáng tiếc
Theo TS Bùi Trân Phượng, hiện nay học sinh thường được dạy, tiếp cận Truyện Kiều qua việc học và giải nghĩa các trích dẫn theo một nghĩa duy nhất nhưng thực ra cách đại thi hào Nguyễn Du vận dụng và sử dụng các từ ngữ trong Truyện Kiều lại theo nhiều tầng nghĩa, sắc thái khác nhau.
"Ví như, với một chữ "thương", Nguyễn Du đã mở ra cả một thế giới cảm xúc, từ cảm thông, xót xa đến trân trọng, tôn vinh con người.
Như câu thơ "Thương thay thân phận lạc loài!/ Dẫu sao cũng ở tay người biết sao?" để nói về sự xót xa, cảm thông trước số phận con người.
Còn với câu "Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh, giật mình, mình lại thương mình xót xa", chữ "thương mình" ở đây không chỉ là thương cảm thông thường, mà còn là sự trân trọng phẩm giá của bản thân dù trong hoàn cảnh bi kịch".
TS Bùi Trân Phượng cho rằng đã là người Việt mà không hiểu Truyện Kiều thì vô cùng đáng tiếc - Ảnh: HỒ LAM
Theo các diễn giả, nhiều nhân vật như: Tú Bà, Sở Khanh, Hoạn Thư... trong Truyện Kiều đã trở thành "tính từ xã hội", chỉ cần nhắc tên các nhân vật là đã biết được tính cách.
Sự sống động ấy là nhờ tài năng ngôn ngữ và khả năng khắc họa tâm lý nhân vật sắc sảo của Nguyễn Du.
TS Bùi Trân Phượng khẳng định: "Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Ta càng hiểu, càng yêu thì càng có trách nhiệm gìn giữ Truyện Kiều. Hiểu Truyện Kiều là yêu chính mình. Và đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều thì thật đáng tiếc".
'Ngắm' Truyện Kiều từ một đến muôn dạng
Triển lãm miễn phí Thanh Kiều trưng bày tranh vẽ và tác phẩm điêu khắc lấy cảm hứng từ Truyện Kiều đã khai mạc tại Nhà sách Hải An (TP.HCM), thu hút hàng trăm người đến thưởng lãm.
Khi vương miện không chỉ là biểu tượng của sắc đẹp, mà là lời cam kết cho những giá trị cộng đồng, Hoa hậu Phương Triều, người phụ nữ bản lĩnh, nhân ái và tinh tế chính thức được trao gửi trọng trách Đại sứ hình ảnh của Vinaart.
Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về tình hình triển thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1).
Theo ông Đinh Minh Tuấn – Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam, xu hướng dịch chuyển dân cư ra các khu vực vùng ven - vệ tinh TP.HCM đã từng diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn 2020-2025 và sẽ còn tiếp tục trong giai đoạn tới.
Trên một cánh đồng xanh tươi nằm giữa những ngọn núi ở tỉnh Yamagata, miền bắc Nhật Bản, ông Nobuhiko Kurosawa đang làm công việc mà 20 thế hệ gia đình ông đã làm: Trồng lúa.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chuẩn bị có động thái hạn chế mới đối với việc xuất khẩu vi xử lý AI (trí tuệ nhân tạo) tiên tiến sang Malaysia và Thái Lan.
Có thời gian thi công đến 1/7/2025, nhưng đến ngày hôm nay (5/7) công trường thi công sửa chữa khe co giãn và mặt đường ở tuyến đường Vành đai 3 trên cao vẫn chưa xong. Tình trạng này làm cho lòng đường Vành đai 3 trên cao tiếp tục ùn tắc kéo dài.