Ngày 23-11, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị cho biết Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia "Các địa điểm liên quan đến dinh Quảng Trị sẽ sơn mới 2 màu xanh vàng ở cầu Hiền Lương lịch sử
Quảng Trị quy hoạch tái hiện khu đô thị quân sự của chúa Nguyễn
Quy hoạch di tích quốc gia chúa Nguyễn sẽ phục hồi để thấy được quy mô, hình ảnh một khu đô thị quân sự của chúa Nguyễn thời kỳ đầu mở cõi.
Với các địa điểm di tích còn lại sẽ dựng bia giới thiệu di tích, cắm mốc bảo vệ, tôn tạo cảnh quan…
Với khu vực phát huy giá trị di tích sẽ có hai trục chính. Trong đó, một trục là "cội nguồn lịch sử" tạo ra một không gian gợi nhớ về hình ảnh bước tiến xưa của chúa Tiên Nguyễn Hoàng và quá trình dựng dinh phủ đầu tiên trên đất Ái Tử - Trà Bát.
Trục còn lại phục vụ các hoạt động văn hóa, lễ hội, du lịch…
Quy hoạch nhằm bảo tồn, tôn tạo, phục hồi các yếu tố mang tính lịch sử gốc của di tích; tạo ra không gian lưu niệm lịch sử nhằm tôn vinh, tưởng niệm các chúa Nguyễn cũng như tạo ra một khu du lịch mang tính chất lịch sử - văn hóa, làm đa dạng, phong phú hơn sản phẩm du lịch Quảng Trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Triệu Phong và tỉnh Quảng Trị nói chung.
Thời gian thực hiện quy hoạch từ năm 2025 - 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Thuận Hóa. Từ đây ông bắt đầu đứng chân trên vùng đất Ái Tử - Trà Bát - nay là huyện Triệu Phong.
Trong 68 năm, từ 1558 - 1626, chúa Nguyễn Hoàng đã có ba lần dựng thủ phủ, dinh trấn tại ba địa điểm trên đất Ái Tử - Trà Bát.
Các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn được xếp hạng quốc gia năm 2018, gồm 10 địa điểm ở các xã Triệu Ái, Triệu Giang và thị trấn Ái Tử.