Tọa đàm thu hút nhiều ý kiến sôi nổi - Ảnh: T.ĐIỂU
Buổi tọa đàm diễn ra ngày 26-7 tại Hà Nội. PGS.TS Nguyễn Thanh Tùng - khoa ngữ văn Trường đại học Sư phạm Hà Nội - cho biết ông khá ngạc nhiên về chủ đề của tọa đàm, cho rằng Kho tàng Truyện Kiều tại Hội AnĐỌC NGAY
PGS.TS Biện Minh Điền - giảng viên cao cấp Đại học Vinh - góp ý câu chuyện đáng bàn trước nhất là tìm được bản Truyện Kiều quốc ngữ tốt nhất để in, sau đó mới bàn tới truyện trình bày ra sao, sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, viết hoa thế nào.
Để chọn văn bản Truyện Kiều quốc ngữ để in, theo ông Biền nên tham khảo các bản Truyện Kiều quốc ngữ của Hội Kiều học Việt Nam, của Nguyễn Thạch Giang, Đào Duy Anh, và trước đó là bản của Trương Vĩnh Ký, Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim, Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu để tìm phương án tối ưu.
Ông cũng góp ý, ngoài việc tìm bản Truyện Kiều tối ưu để xuất bản cho đại chúng thì cũng nên soạn từ điển Truyện Kiều ngắn gọn, chọn khoảng 500 từ giải thích cho công chúng số đông. Cuốn từ điển này có thể tham khảo của Đào Duy Anh.
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khôi - phó chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam - cho rằng khi phiên chuyển Truyện Kiều sang chữ quốc ngữ phải theo chính tả, ngữ pháp hiện đại là đúng.
Tuy nhiên, việc đánh dấu phẩy trong câu thơ Kiều chữ quốc ngữ không đơn giản, người làm việc đó phải có trình độ để hiểu chính xác ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Du.
PGS Nguyễn Thanh Tùng khẳng định khi chuyển sang một văn tự khác (chữ quốc ngữ) thì việc phải thêm các dấu phẩy, chấm, ngoặc kép, ngoặc đơn… là thao tác bắt buộc. "Phải theo quy ước của chữ mới. Một văn bản quốc ngữ mà không có dấu thì đọc thế nào", ông Tùng nói.
Việc chú thích trong Truyện Kiều cũng cần lưu ý chú thích ít, ngắn gọn, đơn giản, để người đọc hiểu Truyện Kiều tốt nhất. Nhóm biên soạn nên tham khảo những bản Truyện Kiều đã được phiên chú từ trước đến nay, sau đó cân nhắc quyết định.
Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/ban-ca-chuyen-co-dung-dau-cham-dau-phay-viet-hoa-dau-dong-trong-truyen-kieu-a185519.html