Sân khấu 'mê' truyện Nguyễn Ngọc Tư

Đầu tháng 8, Sân khấu Mới sẽ ra mắt tại phường Hạnh Thông với vở kịch được cảm tác từ truyện của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư Một mối tình.

Nguyễn Ngọc Tư - Ảnh 1.

Vở cải lương Đời Như Ý của Nhà hát Trần Hữu Trang được viết từ truyện cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư- Ảnh: LINH ĐOAN

Không chỉ có Sân khấu Mới, nhiều sân khấu trong TP như Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, Sân khấu Thế Giới Trẻ, Sân khấu Hoàng Thái Thanh, Sân khấu Hồng Vân... đều có những kịch bản được viết từ truyện của Nguyễn Ngọc Tư hiện đang sáng đèn.

Truyện Nguyễn Ngọc Tư "áp đảo" sàn kịch

Nếu hỏi ở sân khấu TP.HCM hiện nay, tác phẩm của nhà văn nào được ưa chuộng để tác giả cảm tác, chuyển thể nhiều nhất thì có lẽ đó chính là Nguyễn Ngọc Tư.

Ngôi "quán quân" thuộc về sân khấu

Vở Ông già đoàn lô tô của Sân khấu Thế Giới Trẻ - Ảnh: LINH ĐOAN

Ơi cải về đâu, Đời Như Ý, Hiu hiu gió bấc có cả bản dựng kịch nói và cải lương, ghi hình và phát sóng trên Đài truyền hình TP.HCM. Hầu như năm nào Đời Như Ý, Hiu hiu gió bấc cũng được các sinh viên chọn làm vở dàn dựng tốt nghiệp chuyên ngành đạo diễn.

Vợ chồng tác giả, đạo diễn Minh Nhật - Như Trúc của Sân khấu Mới làm ba dự án kịch thì hết hai vở là từ truyện của Nguyễn Ngọc Tư. 

"Thấy tôi làm từ tác phẩm chị Tư hoài mà nhiều người tưởng tôi là dân miền Tây. Tôi sinh ra và lớn lên ở TP.HCM nhưng chúng tôi mê văn chương của chị Tư nên đồng cảm với tác phẩm của chị. Sau hai vở này tôi vẫn còn nhiều ý tưởng khai thác từ tác phẩm của chị Tư" - Minh Nhật tâm sự.

Không dễ làm kịch hay

Rất nhiều tác giả, đạo diễn, ông bà bầu sân khấu khi được hỏi lý do chọn dựng vở từ truyện Nguyễn Ngọc Tư đều bày tỏ bị thuyết phục và yêu mến những tác phẩm, giọng văn của Nguyễn Ngọc Tư.

Nghệ sĩ Ái Như của sân khấu Hoàng Thái Thanh chia sẻ với Tuổi Trẻ: "Ngay từ tác phẩm văn học, truyện Nguyễn Ngọc Tư đã đem lại cho người đọc nhiều rung cảm. Chúng tôi nhận ra trong truyện của Tư có những cái rất phù hợp với sân khấu. Ở đó có những câu chuyện, cách viết nói lên những phận người, phận đời rất thật, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống".

Nguyễn Ngọc Tư - Ảnh 3.

Vở Nửa đời ngơ ngác, được cảm tác từ truyện Chiều vắng của Nguyễn Ngọc Tư, được xem là tác phẩm tiêu biểu của Sân khấu Hoàng Thái Thanh - Ảnh: GIA TIẾN

Hai kịch bản chuyển thể mướt rượt của soạn giả Hoàng Song Việt từ truyện Nguyễn Ngọc Tư gây được dấu ấn trên sân khấu cải lương. 

Ông nhìn nhận truyện Nguyễn Ngọc Tư xây dựng được bối cảnh, không gian đậm đặc chất sông nước miền Tây với những thân phận đầy cảm xúc khiến người ta nhớ đến chất đặc trưng như truyện của Hồ Biểu Chánh ngày xưa.

Vì vậy, truyện của Nguyễn Ngọc Tư mà dựng cải lương thì "hạp thôi rồi!".

Bùi Quốc Bảo vốn là người miền Tây nên anh có sự đồng cảm rất lớn với truyện của Nguyễn Ngọc Tư. "Khó có tác giả nào viết về miền Tây, các nhân vật miền Tây rất chính xác và giàu cảm xúc như Nguyễn Ngọc Tư. 

Chị xây dựng từng nhân vật là một câu chuyện chứa số phận độc đáo, đặc biệt nên truyền cảm hứng rất lớn cho tác giả, đạo diễn mong muốn được đưa tác phẩm của chị lên sân khấu" - Quốc Bảo cảm xúc.

Yêu Nguyễn Ngọc Tư đến thế nhưng các tác giả, đạo diễn bày tỏ không phải dễ để khiến tác phẩm từ truyện của Nguyễn Ngọc Tư lên sân khấu bảo đảm đúng tinh thần và giữ được cái hay, cái đẹp của Tư.

Truyện của Nguyễn Ngọc Tư thường khá ít nhân vật, dưới ngòi bút của chị độc giả có thể miên man trôi trong nhiều không gian, thời gian, được phát huy trí tưởng tượng để sống cùng phận đời của các nhân vật. Tuy nhiên sân khấu đôi khi khó "bay" như vậy, lại phải cần nhiều xung đột, kịch tính, hành động kịch được hiện thực hóa trên sàn diễn.

"Trong truyện, tác giả có thể dàn trải qua nhiều không gian, thời gian, tuy nhiên trên sân khấu nếu nhiều quá sẽ có thể làm khó cho công tác dàn dựng và biểu diễn. Vì vậy muốn xây dựng kịch bản từ truyện Nguyễn Ngọc Tư tác giả phải hiểu văn chương, tinh thần của chị để cảm tác hoặc chuyển thể sao cho thật kỹ lưỡng, khéo léo và tinh tế" - soạn giả Hoàng Song Việt nhấn mạnh.

Tôn trọng sáng tạo ở lĩnh vực khác

Bùi Quốc Bảo hé lộ anh và Nguyễn Ngọc Tư cùng tuổi. Khi Tư là nhà văn nổi tiếng, Bảo vẫn còn vô danh. Lần đầu tiên, anh khá hồi hộp khi gọi điện xin chuyển thể tác phẩm của Tư nhưng thật bất ngờ chị đồng ý liền.

Chưa hết, khi Quốc Bảo đề nghị viết xong kịch bản sẽ đưa lại cho Tư xem, chị bảo không cần, nói rằng ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ sân khấu khác nhau, chị tôn trọng sáng tạo của mỗi lĩnh vực. Từ đó tới nay dù nhiều lần cảm tác từ tác phẩm của Tư nhưng Bùi Quốc Bảo vẫn chỉ làm việc với Tư qua điện thoại, chưa bao giờ gặp mặt.

Nghệ sĩ Ái Như nói chị rất biết ơn, thực sự thấy vui và hạnh phúc khi có thể làm việc với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

"Tư tôn trọng sáng tạo của nghệ sĩ ở lĩnh vực khác và không can thiệp khi đồng ý cho sân khấu dựng tác phẩm từ truyện của mình. Tôi có mời Tư lên thành phố xem kịch nhưng hình như Tư có đến một lần. Những lần khác, Tư nói nếu sắp xếp được, hoặc có duyên sẽ tự đến xem. Chính tính cách đó của Nguyễn Ngọc Tư càng khiến mình thêm yêu quý cô" - Ái Như nói.

Sân khấu "mê" truyện Nguyễn Ngọc Tư - Ảnh 3.Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Vào đầu tháng 8, một sân khấu mới tinh sẽ ra mắt tại TP.HCM. Vở diễn đầu tiên sẽ có sự góp mặt của nghệ sĩ Hoài Linh.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/san-khau-me-truyen-nguyen-ngoc-tu-a183752.html