Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất vốn 11.000 tỉ đồng do ACV đầu tư - Ảnh: CÔNG TRUNG
Tổng công ty ACV khởi động gói thầu với Hàn Quốc tư vấn, quản lý khai thác sân bay Long ThànhĐấu thầu sân bay Long Thành, bỏ thầu thấp hơn 1.000 tỉ vẫn trượt, ACV nói gì?
Cụ thể, ACV sẽ phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu mới để trả cổ tức, tương ứng tỉ lệ chia là 64,58%, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 64,58 cổ phiếu.
Theo thị giá chốt phiên ngày 9-5 (94.950 đồng/cổ phiếu), vốn hóa thị trường của ACV hiện đạt gần 206.600 tỉ đồng, thuộc nhóm doanh nghiệp niêm yết lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ xếp sau các tên tuổi dẫn đầu là Vietcombank, Vingroup, Vinhomes, BIDV và Viettel Global.
ACV không huy động thêm tiền mặt từ cổ đông nhưng vẫn tăng quy mô vốn điều lệ nhằm tăng năng lực tài chính, chuẩn bị nguồn lực cho hàng loạt dự án đầu tư lớn trong giai đoạn tới.
Trong đó, đáng chú ý nhất là dự án sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 - công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 336.630 tỉ đồng.
ACV được giao làm chủ đầu tư hạng mục nhà ga hành khách, hệ thống sân đỗ, đường lăn, với tổng giá trị xây dựng lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng.
Ngoài ra, tổng công ty còn có kế hoạch mở rộng, nâng cấp các cảng hàng không trọng điểm như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Bài, Cam Ranh… để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hành khách và hàng hóa.
Bên cạnh nhu cầu đầu tư mới, việc tăng vốn điều lệ còn giúp ACV cải thiện năng lực tín dụng, tăng mức huy động vốn vay trung và dài hạn từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
Với cơ cấu tài chính lành mạnh, không có nợ vay lớn và duy trì dòng tiền dương trong nhiều năm, ACV được đánh giá là doanh nghiệp nhà nước có năng lực tài chính ổn định và có sức bật đầu tư mạnh mẽ.
ACV hiện đang quản lý, vận hành 22 cảng hàng không trên cả nước, bao gồm 9 sân bay quốc tế, chiếm gần như toàn bộ hệ thống hạ tầng hàng không dân dụng tại Việt Nam.
Trong năm 2023, các sân bay do ACV khai thác đã phục vụ hơn 115 triệu lượt hành khách, trong đó có hơn 35 triệu lượt khách quốc tế, vượt xa mức trước dịch COVID-19.
Dự báo trong năm 2025 và những năm tiếp theo, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không sẽ tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là du lịch quốc tế và vận tải hàng hóa bằng đường không. Do đó, việc mở rộng và nâng cấp các sân bay, tăng năng lực khai thác để giữ đà tăng trưởng và đảm bảo an toàn, chất lượng dịch vụ.
Tư nhân ồ ạt "nhảy vào" đầu tư sân bay
Dù vậy, theo chuyên gia hàng không, sau thời gian dài ACV gần như độc quyền trong việc quản, lý vận hành sân bay. Tuy nhiên, chỉ thời gian ngắn gần đây, nhiều doanh nghiệp tư nhân bắt đầu tham gia đầu tư xây dựng nhà ga, sân bay như SunGroup như Vân Đồn, Phú Quốc, Phan Thiết...
Tập đoàn T&T của bầu Hiển đầu tư xây dựng sân bay Quảng Trị, sở hữu Vietravel Airlines... Do đó, ACV bắt đầu giai đoạn cạnh tranh, tăng đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng và hãng bay.
Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/ong-lon-san-bay-tinh-phat-hanh-14-ti-co-phieu-tang-von-dieu-le-thanh-35800-ti-dong-a171324.html