Nhà vệ sinh và cuộc đấu tranh bình đẳng giới chưa có hồi kết

Tối 9-5, tại TP.HCM diễn ra tọa đàm 'Từ Nho sĩ đến Elon Musk: Những chuyển dịch của nam tính trong thế giới hiện đại'. Khán giả có dịp ngẫm lại về vai trò giới trong việc định hình bản sắc dân tộc, ngôn ngữ thẩm mỹ và các hệ giá trị xã hội.

bình đẳng giới - Ảnh 1.

TS Ben Tran (trái) và TS Nguyễn Thị Minh tại buổi tọa đàm - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

Sự kiện nằm trong khuôn khổ dự án “Người trẻ và giới” do Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam tổ chức, với mong muốn góp phần cải thiện nhận thức về sức khỏe tinh thần của người trẻ, từ đó nâng cao nhận thức về các vấn đề tinh thần và giới cho mọi người.

Diễn giả là TS Ben Tran - Đại học Vanderbilt (Mỹ) và TS Nguyễn Thị Minh - Đại học Sư phạm TP.HCM.

Gia đình cần giáo dục giới tính cho trẻ em từ sớm

Nam tính - tưởng chừng như một thuộc tính cố định - thực ra là cấu trúc xã hội luôn trong trạng thái vận động.

Từ những nho sĩ sống trong đạo lý tam cương ngũ thường và hệ tư tưởng phụ quyền

TS Ben Tran đưa ra những động lực văn hóa - xã hội thúc đẩy sự tái cấu trúc nam tính trong xã hội đương đại, đi kèm dẫn chứng - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

TS Ben Tran cho biết động lực văn hóa - xã hội thúc đẩy sự tái cấu trúc nam tính trong xã hội đương đại nằm ở các yếu tố như trò chơi điện tử, mạng xã hội, làn sóng của các nam idol K-pop...

Những hình mẫu idol K-pop có ngoại hình thư sinh, chăm chút ngoại hình và biểu cảm nhẹ nhàng đang dần chiếm sóng nhiều.

Trước thế kỷ 20, ở Mỹ, màu hồng là màu của con trai, còn màu xanh là màu của con gái. 

Vì lúc bấy giờ màu hồng thể hiện sự mạnh mẽ và quyết đoán hợp với phái nam. Còn xanh dương là cho phái nữ do gắn liền với hình ảnh Đức Mẹ Maria - một biểu tượng của sự thuần khiết, khiêm nhường và nữ tính.

Khi ngành công nghiệp game Mỹ tái cấu trúc hình ảnh giới tính theo hướng nam tính hóa để tăng doanh thu. Họ nhắm đến trẻ em trai như đối tượng chính và "xanh dương hóa" hình ảnh game, gắn màu xanh với con trai và biến màu hồng thành nữ tính.

bình đẳng giới - Ảnh 3.

Bức ảnh vẽ năm 1840 về một bé trai mặc màu hồng và một bé gái diện đồ màu xanh dương - Ảnh: The Vintage News

Nghiêm trọng hơn, việc trẻ em tiếp xúc sớm với nội dung khiêu dâm trên mạng xã hội khiến nhận thức về tình dục bị bóp méo, từ đó hình thành một hình dung sai lệch, méo mó và tàn nhẫn về cơ thể, khoái cảm và mối quan hệ giữa hai giới.

Phim khiêu dâm vốn được dựng lên để phục vụ thị hiếu thương mại, không phản ánh sự thân mật, đồng thuận và tính nhân văn của tình dục thực sự. Nếu không có sự giáo dục giới tính đúng đắn từ gia đình, trẻ rất dễ rơi vào cảm giác hoang mang, tội lỗi hoặc học theo những hành vi lệch chuẩn.

Vì vậy, giáo dục giới tính và khả năng trò chuyện cởi mở trong gia đình là vô cùng quan trọng.

Nhà vệ sinh và cuộc đấu tranh bình đẳng giới chưa có hồi kết

Tại sự kiện, khán giả Huỳnh Minh Thảo là nhà hoạt động xã hội thúc đẩy quyền cho cộng đồng LGBT tại Việt Nam đặt vấn đề người chuyển giới gặp khó khăn trong việc được sử dụng nhà vệ sinh đúng với giới tính sau khi chuyển giới của mình.

bình đẳng giới - Ảnh 4.

TS Nguyễn Thị Minh nhiệt tình giải đáp thắc mắc của khán giả - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

TS Nguyễn Thị Minh cho biết: “Nhà vệ sinh là vấn đề rất đau đầu và phức tạp, được xem là đấu trường tranh đấu của nghiên cứu giới. Và biểu tượng trên nhà vệ sinh là một hình thức khuôn mẫu về giới.

Cô dẫn chứng rằng những người bảo thủ cho rằng người chuyển giới nữ (từ nam sang nữ) khi thi đấu cùng nữ giới có thể tạo ra sự bất công do lợi thế thể lực.

Bất bình đẳng giới không còn biểu hiện bên ngoài nhưng vẫn tồn tại bên trong

Họ cũng có quan điểm là nếu một người chỉ chuyển giới về mặt xã hội mà không can thiệp về mặt sinh học, thì sự hiện diện của họ trong nhà vệ sinh nữ có thể gây cảm giác đe dọa, đặc biệt là từ góc nhìn định kiến về nguy cơ xâm hại tình dục.

Chính những quan điểm này khiến họ kiên quyết phản đối việc người chuyển giới sử dụng nhà vệ sinh theo giới tính mà họ xác định.

“Qua đó để thấy rằng nhà vệ sinh đang là vấn đề tranh cãi. Các nhà nghiên cứu và nhà hoạt động vẫn đang không ngừng nỗ lực để hướng tới một không gian vệ sinh công cộng thực sự bình đẳng, nơi bất kỳ ai cũng có thể bước vào với cảm giác thoải mái và an toàn, bất kể bản dạng giới của họ là gì" - TS Nguyễn Thị Minh chia sẻ.

Nhà vệ sinh và cuộc đấu tranh bình đẳng giới chưa có hồi kết - Ảnh 5.Ngay trong cộng đồng LGBT vẫn còn những định kiến giới

Dù là những người đang đấu tranh để được công nhận bản dạng giới và tính dục của mình, nhưng ngay trong cộng đồng LGBT cũng tồn tại định kiến giới.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/nha-ve-sinh-va-cuoc-dau-tranh-binh-dang-gioi-chua-co-hoi-ket-a171065.html