Tư duy đặc biệt: Thủ đô Nhật Bản làm cách này để "giấu" nước sông xuống một hố sâu

Hiện tại Nhật Bản đã xây dựng đến 28 công trình như thế này ở Tokyo và các vùng khác.

Nội dung chính

Nhật Bản "hô biến" nước tràn từ các con sông xuống hố sauĐối phó với ngập lụt bằng cách sử dụng công nghệ và cơ sở hạ tầng tiên tiến
Tư duy đặc biệt: Thủ đô Nhật Bản làm cách này để "giấu" nước sông xuống một hố sâu- Ảnh 1.

Hình ảnh một phần không gian rộng lớn của hệ thống không gian ngầm để kiểm soát lũ lụt ở Tokyo. (Ảnh: JapanGOV)

Nhật Bản sử dụng không gian ngầm dưới đô thị để ứng phó lũ lụt

Theo một bài đăng trên Cổng thông tin điện tử chính thức của Chính phủ Nhật Bản vào ngày 27 tháng 1 năm 2021, quốc gia này đã và đang "biến" phần không gian ngầm của các khu vực đô thị thành hồ chứa điều tiết ngầm như một phần của chiến lược phát triển bền vững nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai. Bên cạnh đó, hành động này còn giúp bảo vệ các khu đô thị đông dân cư như Tokyo khỏi nguy cơ ngập lụt, giảm áp lực lên hệ thống thoát nước hiện có, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đồng thời đảm bảo an ninh cho các cơ sở hạ tầng quan trọng. Nhật Bản cũng mong muốn qua hệ thống này trở thành hình mẫu cho các quốc gia khác về phòng chống ngập lụt đô thị..

Tư duy đặc biệt: Thủ đô Nhật Bản làm cách này để "giấu" nước sông xuống một hố sâu- Ảnh 2.

Nước từ sông dâng cao chảy vào hồ chứa điều tiết ngầm thay vì tràn qua bờ đê. (Ảnh: JapanGOV)

Hiện tại, Nhật Bản đã triển khai xây dựng các hồ chứa điều tiết ngầm chủ yếu tại khu vực Tokyo và các vùng lân cận. Tính đến nay, Tokyo đã hoàn thành 28 hồ chứa điều tiết ngầm, bao gồm 16 hồ chứa ngầm, 9 kho chứa ngầm và 3 đường hầm ngầm, với tổng dung tích khoảng 2,63 triệu mét khối. Cụ thể, khi mưa lớn làm mực nước sông dâng cao, nước sẽ chảy từ đập tràn vào hồ chứa, giảm lưu lượng nước chảy về hạ lưu.

Một ví dụ điển hình cho hiệu quả của hệ thống này là hồ chứa ngầm khổng lồ được xây dựng dưới tuyến đường vành đai chính quanh trung tâm Tokyo. Trong trận bão lịch sử năm 2019, với lượng mưa kỷ lục lên tới 32 mm/giờ, hồ chứa này đã giữ lại khoảng 490.000 m3 nước, tương đương 90% tổng dung tích. Giám đốc Odanaka thuộc Cục Xây dựng Chính quyền Thủ đô Tokyo (TMG) khẳng định: "Chúng tôi đã phát triển một cách có hệ thống các công trình sông ngòi như hồ chứa này, giúp ngăn chặn thiệt hại do lũ lụt lớn". Hồ chứa này hiện đang được mở rộng và dự kiến sẽ có khả năng ứng phó với lượng mưa lớn cục bộ lên tới 100 mm/giờ.

Tư duy đặc biệt: Thủ đô Nhật Bản làm cách này để "giấu" nước sông xuống một hố sâu- Ảnh 3.

Shibuya là một điểm đến phổ biến đối với khách du lịch quốc tế. (Ảnh: JapanGOV)

Không chỉ dừng lại ở các công trình lớn, các biện pháp chống ngập lụt cũng được triển khai tại các khu vực trọng điểm như ga Shibuya – một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất Tokyo. Với địa hình thấp hơn so với khu vực xung quanh, các trung tâm thương mại ngầm gần ga Shibuya trước đây thường xuyên bị ngập lụt.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ dự án tái phát triển quy mô lớn, một cơ sở chứa nước mưa mới với dung tích 4.000 m3 đã được hoàn thành bên dưới lối ra phía đông của nhà ga và đi vào hoạt động vào tháng 8/2020. Giám đốc Okuda thuộc Cục Cống rãnh TMG cho biết: "Kết hợp với cơ sở được xây dựng trước đó bên dưới lối ra phía tây của nhà ga, hệ thống lưu trữ của chúng tôi hiện có thể chứa tổng cộng 8.000 m3 nước. Shibuya đã trở thành một khu vực đô thị an toàn hơn nữa". Hệ thống này sẽ tạm thời giữ nước mưa khi lượng mưa vượt quá mức cho phép và thoát nước qua đường ống cống khi thời tiết trở lại bình thường.

Tư duy đặc biệt: Thủ đô Nhật Bản làm cách này để "giấu" nước sông xuống một hố sâu- Ảnh 4.

Hình ảnh minh cho hồ chứa điều tiết ngầm đã được xây dựng bên dưới các khu phức hợp thương mại ở khu vực Ga Shibuya. (Ảnh: JapanGOV)

Ngoài Tokyo, một số thành phố khác như Osaka và Nagoya cũng đã triển khai các dự án hồ chứa điều tiết ngầm để đối phó với tình trạng mưa lớn cục bộ và ngập lụt đô thị. Tuy nhiên, số lượng và quy mô các công trình này không được công bố rộng rãi như tại Tokyo.

Như vậy, mặc dù Nhật Bản đã triển khai các hồ chứa điều tiết ngầm tại một số khu vực đô thị, nhưng hiện tại, Tokyo là nơi có hệ thống hồ chứa điều tiết ngầm phát triển nhất cả về số lượng và quy mô.

Một số biện pháp giảm thiểu lũ lụt khác mà Nhật Bản đã áp dụng

Tư duy đặc biệt: Thủ đô Nhật Bản làm cách này để "giấu" nước sông xuống một hố sâu- Ảnh 5.

Hệ thống xả trước một lượng nước nhất định từ đập khi có mưa lớn như bão. (Ảnh: JapanGOV)

Bên cạnh việc xây dựng hồ chứa và đập, Nhật Bản còn áp dụng nhiều biện pháp khác để giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt, bao gồm cải tiến dự báo mưa lớn và sử dụng đập thủy điện, thủy lợi để kiểm soát lũ. Nhật Bản đang tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia có khả năng chống chịu thiên tai. Để ngăn ngừa lũ lụt ở các khu vực hạ lưu khi dự báo có mưa lớn, chẳng hạn như trong thời gian có bão, chính phủ quốc gia và địa phương đã thiết lập hệ thống xả trước một lượng nước nhất định từ đập.

Theo JapanGOV

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/tu-duy-dac-biet-thu-do-nhat-ban-lam-cach-nay-de-giau-nuoc-song-xuong-mot-ho-sau-a170661.html