Chiêm ngưỡng cây bằng lăng 200 năm tuổi xoay tự động ở phố núi

Mang dáng hình độc đáo tựa như một con rùa, cây bằng lăng 200 năm tuổi được đặt trong chiếc chậu đặc biệt tích hợp hệ thống xoay tự động, khiến người xem không khỏi trầm trồ và thích thú.

Chiêm ngưỡng cây bằng lăng 200 năm tuổi xoay tự động ở phố núi- Ảnh 1.

Sáng 29/4, tại Quảng trường 10/3, UBND Tp.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đã long trọng khai mạc triển lãm và trưng bày sinh vật cảnh.

Chiêm ngưỡng cây bằng lăng 200 năm tuổi xoay tự động ở phố núi- Ảnh 2.

Triển lãm không chỉ là dịp để người dân và du khách thưởng lãm những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật tinh tế, những phiến đá mỹ nghệ độc đáo đa dạng về hình thù, màu sắc mà còn là sân chơi giao lưu, học hỏi đầy ý nghĩa cho các hội viên Hội Sinh vật cảnh và các nhà vườn trong và ngoài thành phố.

Chiêm ngưỡng cây bằng lăng 200 năm tuổi xoay tự động ở phố núi- Ảnh 3.

Triển lãm cũng mở ra cơ hội kết nối thị trường, xây dựng mô hình làng nghề sinh vật cảnh, góp phần lan tỏa đam mê và thúc đẩy phong trào sinh vật cảnh tại Tp.Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung.

Chiêm ngưỡng cây bằng lăng 200 năm tuổi xoay tự động ở phố núi- Ảnh 4.

Triển lãm lần này quy tụ gần 1.000 tác phẩm độc đáo thuộc nhiều loại hình như: bonsai, đá cảnh, gỗ mỹ nghệ… Mỗi tác phẩm là một câu chuyện, một tâm huyết, một hành trình kỳ công.

Chiêm ngưỡng cây bằng lăng 200 năm tuổi xoay tự động ở phố núi- Ảnh 5.

Nổi bật tại không gian trưng bày là tác phẩm bằng lăng hàng trăm năm tuổi, thuộc sở hữu của nghệ nhân trẻ Trần Văn Thọ (SN 1992, trú xã Hòa Thuận, Tp.Buôn Ma Thuột).

Chiêm ngưỡng cây bằng lăng 200 năm tuổi xoay tự động ở phố núi- Ảnh 6.

Tác phẩm không chỉ gây ấn tượng bởi hình dáng độc đáo giống như một con rùa với chiếc đuôi nhỏ phía sau, mà còn bởi hành trình đưa cây từ rừng sâu nước bạn Lào về Việt Nam.

Chiêm ngưỡng cây bằng lăng 200 năm tuổi xoay tự động ở phố núi- Ảnh 7.

Anh Thọ kể: “Cây được phát hiện ở lưng chừng đồi tại nước Lào, ước chừng khoảng 200 năm tuổi. Để đưa cây ra khỏi rừng, tôi phải thuê 10 người Lào vào rừng khai thác và dùng tời di chuyển ra khỏi rừng. Do địa hình đồi núi hiểm trở, đường đi lại khó khăn nên mỗi ngày chỉ di chuyển được chừng 100m. Tổng chi phí khai thác, vận chuyển lên đến hàng trăm triệu đồng”.

Chiêm ngưỡng cây bằng lăng 200 năm tuổi xoay tự động ở phố núi- Ảnh 8.

Sau 5 năm chăm sóc, từ một khúc gỗ vô hồn, cây bằng lăng đã hồi sinh rực rỡ. Không dừng lại ở hình dáng độc đáo, tác phẩm còn được đặt trong chiếc chậu đặc biệt tích hợp hệ thống xoay tự động bằng động cơ điện, giúp điều chỉnh được cả tốc độ lẫn hướng xoay. Theo anh Thọ, đây là chậu xoay tự động đầu tiên tại tỉnh Đắk Lắk có kích thước “khủng” với chiều rộng 2,8m và chiều cao cả chậu và cây là 4m.

Chiêm ngưỡng cây bằng lăng 200 năm tuổi xoay tự động ở phố núi- Ảnh 9.

Không dừng lại ở cây bằng lăng, bộ sưu tập của anh Thọ còn gây chú ý với cây “Tre vô cực” – một tác phẩm mang hình dáng kỳ lạ như biểu tượng của số 8, tượng trưng cho sự phát triển liên tục và vô tận. Cây tre này được anh sưu tầm cách đây hai năm. Đặc biệt, cây tre có tỷ lệ hình khối hiếm gặp: bề ngang, chiều cao và tán đều 1m.

Chiêm ngưỡng cây bằng lăng 200 năm tuổi xoay tự động ở phố núi- Ảnh 10.

Anh Thọ cho biết: “Bản thân cây tre rất khó tạo hình vì khi non thì giòn, khi già lại quá cứng. Do đó, không ai lý giải được vì sao cây tre vô cực này lại có hình thù độc đáo một cách tự nhiên đến như thế”.

Chiêm ngưỡng cây bằng lăng 200 năm tuổi xoay tự động ở phố núi- Ảnh 11.

Tại triển lãm còn có những cây bằng lăng cổ thụ đang mùa khoe sắc, nở bung những chùm hoa rực rỡ với đủ gam màu tím, hồng phớt và trắng ngà tạo nên một khung cảnh vừa thơ mộng vừa quyến rũ, thu hút đông đảo du khách dừng chân chiêm ngưỡng.

Chiêm ngưỡng cây bằng lăng 200 năm tuổi xoay tự động ở phố núi- Ảnh 12.

Cây vú sửa cổ thụ được đưa đến triển lãm.

Chiêm ngưỡng cây bằng lăng 200 năm tuổi xoay tự động ở phố núi- Ảnh 13.

Những cây bonsai có hình thù độc đáo.

Chiêm ngưỡng cây bằng lăng 200 năm tuổi xoay tự động ở phố núi- Ảnh 14.

Những cây hoa giấy khoe sắc dưới cái nắng giữa trưa.

Cận cảnh cây bằng lăng khoảng 200 năm tuổi được đặt trong chậu xoay tự động.


Chiêm ngưỡng cây bằng lăng 200 năm tuổi xoay tự động ở phố núi- Ảnh 15.

Ông Phạm Tiến Hưng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tp.Buôn Ma Thuột, nói về mục đích của việc tổ chức triển lãm và trưng bày sinh vật cảnh.

Ông Phạm Tiến Hưng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tp.Buôn Ma Thuột cho biết, sinh vật cảnh trong thời gian qua, không chỉ tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận nhân dân mà còn góp phần giáo dục tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, xây dựng môi trường sống trong lành, bảo vệ và tôn tạo danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cho đông đảo cán bộ, hội viên và nhân dân.

Trong thời gian qua, thành phố đã đề ra chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch ở các xã, phường có thế mạnh, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành sinh vật cảnh theo hướng dịch vụ, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.

"Thông qua triển lãm và trưng bày sinh vật cảnh Tp.Buôn Ma Thuột lần thứ II, năm 2025, tôi mong muốn các nhà khoa học, các nghệ nhân và nhà vườn với niềm đam mê sinh vật cảnh của tỉnh Đắk Lắk nói chung và Tp.Buôn Ma Thuột nói riêng sẽ tiếp tục ủng hộ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm để phong trào sinh vật cảnh trên địa bàn thành phố vừa là sân chơi văn hóa, vừa góp phần phát triển kinh tế có hiệu quả cao cho các hộ gia đình và phong trào sinh vật cảnh", Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tp.Buôn Ma Thuột nhấn mạnh.

Khánh Ngọc

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/chiem-nguong-cay-bang-lang-200-nam-tuoi-xoay-tu-dong-o-pho-nui-a169323.html