Khách hàng nước ngoài tham gia một hội chợ ngành gỗ tại Việt Nam - Ảnh: HAWA
Trong bối cảnh Mỹ đối mặt với lạm phát cao và nguy cơ suy thoái, các chuyên gia tài chính nhận định chính quyền Trump đang chịu áp lực lớn khi chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, thị trường tài chính sụt giảm và giá cả hàng hóa leo thang.
Trước tình hình này, Mỹ buộc phải tìm nguồn cung thay thế Trung Quốc, mở ra cơ hội cho ngành Các nhà sản xuất đồ gỗ Việt Nam bàn biện pháp nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ MỹCục Thống kê khuyến nghị giải pháp ứng phó thuế đối ứng từ MỹỨng phó thuế của Mỹ, bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN họp đặc biệt kêu gọi đối thoại
Theo số liệu mới nhất, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào Mỹ năm 2024, đạt 8,8 tỉ USD.
Trong khi đó, Trung Quốc (5 tỉ USD, đang chịu thuế cao), Mexico (gần 3 tỉ USD, mạnh về sản phẩm chất mộc và nội thất ngoài trời), Canada (chuyên dòng cao cấp), Indonesia (nội thất gỗ teak ngoài trời), Malaysia và Thái Lan (mạnh về gỗ cao su, thiết kế tốt nhưng quy mô nhỏ).
Doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế với sản phẩm đa dạng, chi phí cạnh tranh, năng lực sản xuất lớn, khả năng OEM/ODM linh hoạt và tuân thủ tốt tiêu chuẩn gỗ hợp pháp.
Nếu thuế suất áp lên đồ gỗ Việt Nam được giữ tương đương với các quốc gia khác, ngành gỗ Việt có thể bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt khi Trung Quốc bị áp thuế cao và chuỗi cung ứng toàn cầu đang tìm nguồn thay thế ổn định.
Cân nhắc bán trực tiếp
Trước sự bất định và biến động nhanh chóng của thị trường, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro, xây dựng chuỗi giá trị bền vững, từ khâu trồng rừng, chế biến đến phát triển hệ thống phân phối tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Úc và Trung Đông.
Việc lệ thuộc vào đơn hàng FOB khiến doanh nghiệp dễ gặp rủi ro khi thuế suất biến động. Thay vào đó, chuyển sang mô hình B2C/D2C, bán trực tiếp hoặc hợp tác với đối tác bản địa để tiếp cận người tiêu dùng qua các nền tảng như Amazon, Wayfair, Walmart sẽ giúp doanh nghiệp hấp thụ mức thuế tăng mà vẫn giữ giá cạnh tranh.
Chẳng hạn, một sản phẩm FOB 100 USD thường được bán lẻ tại Mỹ với giá 300 - 400 USD; nếu chịu thuế 46 USD nhưng áp dụng B2C/D2C, doanh nghiệp vẫn có thể bảo đảm lợi nhuận và duy trì thị phần.
Để tăng khả năng chống chịu, Việt Nam cần thúc đẩy nhiều doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi phân phối. Với sự chuẩn bị kỹ càng, ngành gỗ và nội thất Việt Nam có tiềm năng trở thành nguồn cung chiến lược, ổn định cho thị trường Mỹ trong những năm tới.
Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/chuyen-gia-chi-can-thue-ngang-bang-do-go-viet-se-but-pha-o-my-a167188.html