Kể chuyện hòa bình: Giờ chót của chiến tranh

Bài dự thi cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình của Hoàng Đôn Nhật Tân, về một cuộc hợp phố cảm động vào ngày 30-4-1975.

Kể chuyện hòa bình: Giờ chót của chiến tranh - Ảnh 1.

Bà ngoại và má hợp phố trong ngày 30-4- Ảnh: NVCC

Đầu tháng 4-1975, đoàn cán bộ Thành Đoàn chúng tôi gồm bảy người từ Đồng Tháp tiến về Sài Gòn rồi nhập vào Bộ Chỉ huy tiền phương Nam tại xã Long Định (Tiền Giang), tới địa phận đồng cỏ lác huyện Bình Chánh sát nội đô thì dừng lại chờ mệnh lệnh.

Tối hôm đó, nhìn phía sân bay Tân Sơn Nhất nhấp nháy ánh đèn trực thăng di tản như đàn ong vỡ tổ. Vùng này đất sình, lại bị cơn mưa đầu mùa nên không chỗ nào khô ráo.

Sáng 30-4, Đài phát thanh Sài Gòn vang lên ca khúc Nối vòng tay lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bộ Chỉ huy ra lệnh tiến vào nội đô Sài Gòn qua ngã Bà Hom: Không ai được vứt ruột tượng gạo, dọn dẹp sạch sẽ rác thải trên đồng ruộng, chỉnh đốn trang phục chỉnh tề để vào tiếp quản TP".

Đoàn Bộ Chỉ huy tiền phương đi ô tô, có giao liên dẫn đường đến Trường Pétrus Ký (nay là Lê Hồng Phong) nằm cạnh Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn vào khoảng 4h chiều. 

Tôi nhớ chú Mai Chí Thọ (Năm Xuân) vào cổng trường, có một viên chức tiếp đón. Chú Năm Xuân bắt tay và nói "Chào thầy" rồi nhẹ nhàng đi cùng như hai thầy giáo.

Má tôi kể lại: Ngày 10-4-1975, nửa đêm cảnh sát ập vào nhà tôi lục soát. Số là lúc chập choạng tối, ông Tám Cần (tức Tạ Bá Tòng - phụ trách Ban Trí vận mặt trận thuộc Thành ủy Sài Gòn - Gia Định) xuất hiện tại nhà tôi, cho biết đang bị truy lùng nên phải tạm lánh. 

Chị Trần Kim Thảo, con của cậu tôi, đưa chú vào hầm bí mật dưới gầm bếp nấu ăn, che bằng đống củi. Sáng hôm sau ông Tám Cần chui qua căn hộ kế bên và được ông Ba Quang chở đi, trốn thoát.

Cảnh sát giam chị Thảo tại phòng biệt giam để điều tra. Sáng 30-4, chị Thảo không thấy cai ngục, đến gần trưa cũng không thấy. 

Phòng cạnh bên giam học sinh sinh viên đấu tranh, họ công kênh nhau nhìn qua khe thông hơi trên trần biệt giam. Đường phía Trường Pétrus Ký không thấy bóng học trò.

Xế trưa 30-4, một người bộ đội mang khẩu B.40 xộc vào dãy phòng biệt giam tìm cách mở khóa. Phòng chị Thảo có mấy anh bộ đội nóng ruột dùng thanh sắt đập làm cho ổ khóa biến dạng nên không mở bằng chìa được nhưng cuối cùng rồi cũng nạy bung ra...

Sáng hôm sau tôi đi xe đạp, lận cây súng ngắn trong lưng, đạp xe về nhà. Đến nhà, tôi đứng tần ngần hồi lâu trước cửa, đầu óc nửa tỉnh nửa mơ vì bảy năm tôi bị truy nã phải sống bằng giấy giả rồi về căn cứ. 

Tôi kêu: "Má ơi!". Má tôi chạy ra la thất thanh: "Thằng Tân nó về nè! Thằng Tân nó về nè!".

Má ôm chầm lấy tôi nhưng không khóc. Hình như đau khổ, chịu đựng quá nhiều rồi, không còn hơi sức đâu mà khóc nữa. Nhà tôi có nhiều người thân trong nhà đi kháng chiến chưa về, có người đi mãi mãi không về.

Cảm ơn bạn đọc gửi bài dự thi Kể chuyện hòa bình

Nhân kỷ niệm 50 năm hòa bình, cuộc thi viết

Tính đến hết ngày 26-3, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình đã nhận được 170 bài dự thi của bạn đọc.

Lễ trao giải và ra mắt sách Kể chuyện hòa bình

Ban giám khảo gồm các nhà báo, nhà văn hóa tên tuổi cùng đại diện báo Tuổi Trẻ sẽ xét duyệt chấm giải từ các bài đã qua sơ khảo và chọn trao thưởng cho những bài dự thi chất lượng.

Lễ trao giải, ra mắt sách Kể chuyện hòa bình và đặc san báo Tuổi Trẻ 30-4 dự kiến tổ chức tại Đường sách TP.HCM vào cuối tháng 4-2025. Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.

Giải thưởng Kể chuyện hòa bình

- 1 giải nhất: 15 triệu đồng + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 2 giải nhì: 7 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 3 giải ba: 5 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải khuyến khích: 2 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải bạn đọc bình chọn: 1 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

Số điểm bình chọn được tính dựa trên tương tác với bài viết, trong đó 1 sao = 15 điểm, 1 tim = 3 điểm, 1 like = 2 điểm.

Các giải thưởng còn được kèm giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ 30-4.

Ban tổ chức

Cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình: Giờ chót của chiến tranh - Ảnh 2.9X nghĩ về hòa bình

Từng đến hơn 30 quốc gia, trăm thành phố lớn trên khắp thế giới nhưng khi đặt chân đến nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, chính là nơi tôi cảm thấy bồi hồi và xúc động nhất…

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/ke-chuyen-hoa-binh-gio-chot-cua-chien-tranh-a162991.html