Hàng nội mà, sao bằng hàng xuất khẩu

Sầu riêng Việt Nam đang đối mặt với giai đoạn khó khăn chưa từng có khi lượng xuất khẩu giảm đến 80% trong hai tháng đầu năm 2025.

Hàng nội mà, sao bằng hàng xuất khẩu - Ảnh 1.

Sầu riêng đông lạnh nguyên quả - Ảnh: T.VY

Nguyên nhân chính là các quy định nghiêm ngặt từ các thị trường nhập khẩu, đặc biệt là Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Đài Loan. Trung Quốc bắt buộc kiểm tra 100% lô hàng và yêu cầu giấy kiểm định về chất vàng O, trong khi EU tăng tỉ lệ kiểm tra dư lượng thuốc Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp lên tiếng về việc Trung Quốc kiểm tra vàng O trong sầu riêngVụ sầu riêng gặp khó xuất khẩu sang Trung Quốc: Tuyệt đối không sử dụng vàng O để sơ chếCó giấy kiểm nghiệm chất vàng O từ Việt Nam, sầu riêng lại thông đường sang Trung Quốc

Trong nhiều năm qua, thủy sản, rau củ quả, gia vị liên tục vấp phải những rào cản kỹ thuật từ các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU hay Mỹ. 12 cảnh báo từ EU chỉ trong hai tháng đầu năm 2025 là một con số đáng suy ngẫm.

Những vi phạm từ việc không đăng ký lưu hành đến khai báo sai thành phần, từ lạm dụng phụ gia đến thiếu kiểm dịch thú y - tất cả đều bộc lộ những điểm yếu trong hệ thống quản lý chất lượng của chúng ta.

Điều đáng lo ngại hơn là khi tiêu chuẩn kiểm soát với hàng xuất khẩu còn chưa đạt yêu cầu thì chất lượng hàng hóa lưu thông trong nước còn nhiều khoảng tối.

Trước đó, nhiều lô sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam cũng bị trả về bởi dư lượng kim loại nặng cadimi. Để giải quyết hàng bị trả, doanh nghiệp xuất khẩu bày bán đầy đường với nội dung "giải cứu"!

Vì sao người tiêu dùng trong nước lại phải bỏ tiền ra giải cứu cho những trái sầu riêng kém chất lượng bị nước ngoài trả về.

Cơ chế nào kiểm soát hàng hóa xuất khẩu không đạt chuẩn để chúng không thể vào bữa ăn của người tiêu dùng nội địa.

Và xa hơn nữa là tại sao người tiêu dùng Việt lại chịu "lời nguyền" dùng nông sản, thực phẩm chất lượng kém hơn nhiều so với hàng xuất khẩu?

Đây là một nghịch lý cần được giải quyết để xóa đi suy nghĩ hàng cho người tiêu dùng trong nước có tiêu chuẩn thấp hơn so với người tiêu dùng nước ngoài! Nếu không xóa bỏ tư duy đó, thói quen bán thứ mình có sẽ còn hại cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.

Chỉ có nâng cao chất lượng hàng hóa tiêu dùng trong nước mới buộc nhà sản xuất, từ nông dân đến doanh nghiệp, phải có trách nhiệm và lương tâm với chính sản phẩm của mình, hàng làm ra là đúng chất lượng, bất kể xuất khẩu hay tiêu thụ nội địa.

Xu hướng toàn cầu đang cho thấy các rào cản kỹ thuật ngày càng được nâng cao. Không chỉ dừng lại ở các tiêu chuẩn về dư lượng hóa chất hay vi sinh, các thị trường còn đặt ra những yêu cầu khắt khe về tính bền vững trong sản xuất.

Thẻ vàng IUU của EU đối với thủy sản Việt Nam là một ví dụ điển hình trong nhiều năm qua.

Mới đây, thị trường này tiếp tục áp dụng quy định về các điều khoản chống phá rừng với các sản phẩm xuất khẩu vào khu vực của họ.

Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, từ khâu sản xuất đến chế biến, từ truy xuất nguồn gốc đến đảm bảo môi trường.

Là quốc gia đứng tốp đầu thế giới về xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, Việt Nam không thể tiếp tục con đường "chữa cháy" khi có cảnh báo. Chúng ta cần một chiến lược dài hạn để nâng cao tiêu chuẩn sản xuất trong nước.

Điều này đòi hỏi sự đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, quy trình và nguồn nhân lực, cùng với việc xây dựng một hệ thống giám sát chặt chẽ và minh bạch. Các doanh nghiệp cần chuyển từ tư duy "đối phó" sang chủ động nâng cao chất lượng.

Cần xác lập cho được một tư duy, "duy nhất một chất lượng", dù khách hàng đó là ai. Thị trường nội chính là cú tập dượt để hàng xuất khẩu được "chỉn chu". Quên điều này, chúng ta sẽ chịu những đợt nóng lạnh của thị trường xuất khẩu, chỉ thiệt cho nhà sản xuất.

Hàng nội mà, sao bằng hàng xuất khẩu - Ảnh 1.Lý do bất ngờ khiến Việt Nam chưa thể xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Sau 6 tháng ký nghị định thư, dù có 7 doanh nghiệp được phê duyệt nhưng đến giữa tháng 2, Việt Nam chưa xuất lô sầu riêng đông lạnh nào sang Trung Quốc.

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/hang-noi-ma-sao-bang-hang-xuat-khau-a157092.html