Lễ hội vía Bà Ngũ Hành Long Thượng là một trong những không gian quan trọng bảo tồn nghệ thuật múa bóng rỗi, chát chặp Địa Nàng ở Nam Bộ - Ảnh: SƠN LÂM
Tối 17-2, bà Đào Thị Ngọc Vui - phó chủ tịch UBND huyện Cần Giuộc, Long An - cho biết đã có khoảng 30.000 người đến với Lễ hội
Những tiết mục múa đồ chơi diễn ra ở sân miếu Bà Ngũ Hành của các nghệ nhân múa bóng rỗi luôn được đông đảo người dân đến xem, reo hò cổ vũ - Ảnh: SƠN LÂM
Chương trình bóng rỗi với các bài múa dâng bông, dâng mâm, dâng lộc, kết hợp với các tiết mục múa đồ chơi như múa bông huệ, múa ghế, múa dao, múa khạp, múa giữ thăng bằng… diễn ra trong các ngày lễ chính bởi các nghệ nhân múa bóng rỗi.
Người dân cũng được thưởng thức hát chặp Địa Nàng, một loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc, đáng chú ý nhất trong các tiết mục hát bóng rỗi mà Lễ hội vía Bà Ngũ Hành Long Thượng là một trong số những không gian bảo tồn chính.
Hát chặp Địa Nàng có nội dung chính là Tiên nữ Hằng Nga (Nàng) xuống trần gian đi tìm "cây huê giếng nước" hái lộc cho dân chúng.
Tuy nhiên, do Nàng không biết đường nên phải nhờ Thổ Địa chỉ dẫn. Từ đó, Thổ Địa vòi vĩnh làm khó Nàng nhiều cách mới chịu dẫn đến chỗ.
Hai người diễn xướng vai Địa và vai Nàng tự ứng biến tung hứng, hát đối bông đùa hài hước để làm vui cho khán giả.
Theo ông Nguyễn Tấn Quốc, đây chính là yếu tố dân gian đặc sắc, thể hiện nét đáng yêu của lễ hội là bên cạnh tuân thủ nghiêm túc các quy tắc truyền thống thì còn có chương trình "làm vui", gây cười, giải trí trong không gian lễ hội bằng trí tuệ, tài năng của nghệ nhân múa bóng rỗi.
Lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2014. Sáng 18-2 (nhằm ngày 21 tháng giêng), lễ Đoàn cả sẽ là nghi thức cuối cùng và lễ hội kết thúc.
Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/30-ngan-nguoi-den-le-hoi-via-ba-ngu-hanh-long-thuong-xem-mua-bong-roi-hat-chap-dia-nang-a155941.html