Kịch bản tệ nhất: OPEC phản ứng ra sao trước lời kêu gọi chống lại Mỹ của Iran?

Vị thế hiện tại của Iran trong OPEC và Trung Đông khiến các biện pháp cứng rắn chống lại Mỹ và đồng minh của họ khó thực hiện.

Kịch bản tệ nhất: OPEC phản ứng ra sao trước lời kêu gọi chống lại Mỹ của Iran?- Ảnh 1.

.t1 { text-align: justify; }

Mặc dù vậy, nếu có hoàn cảnh thích hợp, Tehran có thể khởi xướng một số hành động tiêu cực chống lại Mỹ.

Ý kiến này được ông Simon Watkins - một chuyên gia về hàng hóa của Tạp chí OilPrice mô tả.

Kịch bản tệ nhất đối với phương Tây là các nước OPEC sẽ áp đặt lệnh cấm vận xuất khẩu dầu sang Hoa Kỳ và những đồng minh quan trọng của nước này.

Tổ chức OPEC chiếm khoảng 40% sản lượng dầu thô của thế giới, khoảng 60% tổng khối lượng dầu thô được bán ra quốc tế từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa của họ và hơn 80% trữ lượng dầu đã được chứng minh.

Khi thành lập vào năm 1960, OPEC được trao quyền cụ thể để "phối hợp và thống nhất các chính sách dầu mỏ " của tất cả mọi quốc gia thành viên, tức là để ấn định giá dầu một cách hiệu quả.

Lệnh cấm vận chung của OPEC đối với việc xuất khẩu dầu sang phương Tây đã từng được áp dụng trước đây, khi những thành viên của tổ chức này, cùng với Ai Cập, Syria và Tunisia, áp đặt lệnh cấm bán dầu cho Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Canada và Hà Lan để đáp trả việc họ cung cấp vũ khí, tin tình báo và hỗ trợ hậu cần cho Israel trong Chiến tranh Yom Kippur năm 1973.

Khi nguồn cung dầu trên toàn cầu giảm, mức giá đã tăng mạnh, tình hình trở nên trầm trọng hơn khi các thành viên OPEC dần cắt giảm sản lượng trong giai đoạn nói trên.

Giá xăng cũng tăng vào thời điểm đó vì theo truyền thống, 70% giá xăng quyết định bởi giá dầu. Đến khi lệnh cấm vận kết thúc vào tháng 3 năm 1974, giá đã tăng gần 267%, từ khoảng 3 đô la Mỹ một thùng lên gần 11 USD/thùng.

Sự kiện này đã thổi bùng ngọn lửa suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở các nước nhập khẩu dầu phương Tây.

Theo chuyên gia Watkins, vào thời điểm Mỹ và đồng minh vẫn đang phải thích nghi với việc mất đi nguồn cung cấp dầu khí đáng kể từ Nga, không có lý do gì để tin rằng hậu quả của lệnh cấm vận mới trên diện rộng sẽ gây tác động "nhẹ nhàng" đối với giá dầu và nền kinh tế toàn cầu.

Kịch bản tệ nhất: OPEC phản ứng ra sao trước lời kêu gọi chống lại Mỹ của Iran?- Ảnh 2.

OPEC khó lòng lặp lại lệnh cấm vận dầu mỏ như trong quá khứ.

Mặc dù vậy, nhìn chung một lệnh cấm vận tương tự được ban hành là rất thấp. Tuy nhiên có một khả năng là trong bối cảnh những tuyên bố cực kỳ mơ hồ và đầy tham vọng của ông Donald Trump về Trung Đông và Gaza sẽ dẫn đến phản ứng mạnh.

Kịch bản được nhắc tới là nhiều quốc gia - bao gồm các nhà cung cấp nguyên liệu thô, cũng như nhiều nhà xuất khẩu khác không nằm trong nhóm sẽ đứng về phía Iran. Với những bước đi hiện tại, Washington đang thực sự biến khu vực giàu dầu mỏ này thành nơi khởi xướng ý tưởng chống lại chính mình. 

Theo OilPrice

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/kich-ban-te-nhat-opec-phan-ung-ra-sao-truoc-loi-keu-goi-chong-lai-my-cua-iran-a155272.html