'Bơ vơ' khi đặt phòng khách sạn trên các app dịp Tết

Khách đặt phòng khách sạn qua Booking.com, Agoda hay qua các app… được gửi mã xác nhận sau khi hoàn tất thanh toán. Đến nơi, đưa mã nhận phòng mới ngỡ ngàng.

'Bơ vơ' khi đặt phòng khách sạn trên các app dịp Tết - Ảnh 1.

Đặt phòng khách sạn qua Booking.com, Agoda hay qua các app dịp Tết, không ít khách hàng nhận "quả đắng" - Ảnh: THẢO THƯƠNG

Hiện nay khách hàng làm việc với Booking.com, Agoda hay qua các app đều thực hiện bằng email nên việc phản ánh tiếp nhận liên quan đến dịch vụ hoàn toàn thụ động. Giải pháp nào để "né" những "quả đắng" này?

Tiền đã trừ, mã xác nhận đã có, phòng… không có

Mới đây, chị P.T.T.D. (Hà Nội) chia sẻ trên trang Facebook cá nhân "trải nghiệm" về

Khách du lịch đặt phòng khách sạn chia sẻ những bức xúc trên trang Facebook cá nhân - Ảnh chụp màn hình: THẢO THƯƠNG

Thông tin này nhận được chia sẻ từ nhiều người khác, trong đó có không ít người phản ánh từng bị ăn "quả đắng" khi đặt phòng khách sạn qua Booking.com, Agoda, nhất là dịp lễ, Tết. Tuy không mất tiền nhưng mất thời gian và bức xúc.

Tương tự, chị Trần Thu Trang (quê Quảng Ngãi) đặt khách sạn ở TP Quy Nhơn, mức giá 950.000 đồng/đêm mùng 5 Tết trên app của một ngân hàng thuộc nhóm Big4. Đến nơi, chị "té ngửa" vì thông báo hết phòng và không có mã xác nhận nào tên của chị.

"Tôi cùng chồng và con nhỏ 8 tháng xất bất xang bang sau thời gian di chuyển mệt mỏi. Đến khuya mới tìm được phòng. Tiền mất, khách sạn cũng không có. Tôi cũng không biết khiếu nại ở đâu", chị Trang nói.

Nên gọi trực tiếp khách sạn để xác nhận

Ngày 5-2, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Thế Dũng - phó giám đốc Công ty du lịch Thế Hệ Trẻ - thừa nhận những trường hợp bị lừa đảo, đặt phòng qua app hay qua nhiều đầu mối nhưng giờ chót không nhận được phòng xảy ra nhan nhản.

Ông Dũng gợi ý giải pháp: "Trường hợp như thế này, cần cương quyết. Tốt nhất, liên lạc với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh đó, vì ngành du lịch trực thuộc sở. Sở sẽ cử người đi giám sát, lập biên bản phạt nếu khách sạn "bội tín". Hiện nay mỗi địa phương có ngành du lịch làm việc bài bản, chặt chẽ nên tôi tin ngành du lịch địa phương sẽ can thiệp".

Ông Dũng còn cho rằng khách du lịch tự đặt phòng khách sạn để được giá tốt, điều này đương nhiên nhưng nên xem xét cho chặt chẽ. Chẳng hạn những app đó có uy tín hay không, nếu cảm thấy không yên tâm nên chấp nhận "nhỉnh" chi phí đặt qua các đơn vị lữ hành hoặc đặt phòng khách sạn trực tiếp để tránh rủi ro.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Mai (nhân viên khách sạn ở Mũi Né, Phan Thiết) lý giải dịp Tết đặt phòng khách sạn, khách hay gặp "quả đắng" vì các nơi lưu trú phải chiết khấu cao mà rất lâu mới được các app Booking.com hay Agoda thanh toán tiền.

"Ngày thường quỹ phòng không khan hiếm thì không có tình trạng này. Các nơi ưu tiên khách đặt trực tiếp, hoặc qua đại lý vì thanh toán nhanh. Chưa kể mail của các ứng dụng khách sạn không nhận được nên bị nhỡ phòng của khách.

Kinh nghiệm nên đặt trực tiếp hoặc qua các đại lý uy tín để dễ xử lý khi có sự cố. Đặt phòng khách sạn xong, khách hàng nên gọi thẳng khách sạn để xác nhận", chị Mai nhấn mạnh.

'Bơ vơ' khi đặt phòng khách sạn trên các app dịp Tết - Ảnh 3.Đã đặt phòng khách sạn nhưng phải... ngủ nhờ

TT - Đoàn khách 11 người từ Quảng Ninh đã đặt phòng tại khách sạn Long Thành, TP Nha Trang (Khánh Hòa) trước đó hơn một tháng nhưng đến nơi thì không có phòng.

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/bo-vo-khi-dat-phong-khach-san-tren-cac-app-dip-tet-a153797.html