Trăm năm bóng Kiều trong bộ phim Việt đầu tiên

Lịch sử điện ảnh Việt Nam ghi nhận bộ phim đầu tiên được sản xuất cách nay đúng 100 năm: phim Kim Vân Kiều được cải biên từ Truyện Kiều, do Việt - Pháp hợp tác sản xuất và trình chiếu tại Hà Nội năm 1924.

Trăn năm bóng Kiều trong bộ phim Việt đầu tiên - Ảnh 1.

Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936)

Dù có mâu thuẫn trong đánh giá của báo chí đương thời, nhưng phim đã cho thấy nhu cầu khẳng định tinh thần quốc gia và giá trị văn hóa dân tộc bằng các phương tiện truyền thông "hiện đại" trước ảnh hưởng của văn minh phương Tây.

Bộ phim nay đã thất truyền nhưng vẫn còn may mắn sót lại những bức ảnh hiếm hoi, và có những bạn trẻ của thế kỷ 21 đang nỗ lực hồi sinh nó nhờ vào

Logo của “Indochine Films & Cinémas”
Trăn năm bóng Kiều trong bộ phim Việt đầu tiên - Ảnh 3.
Cổ phiếu trị giá 250 francs của “Indochine Films & Cinémas” phát hành năm 1928
Trăn năm bóng Kiều trong bộ phim Việt đầu tiên - Ảnh 4.
Thông tin về “Indochine Films & Cinémas” (IFEC) với vốn 3.200.000 francs
Trăn năm bóng Kiều trong bộ phim Việt đầu tiên - Ảnh 5.
Bài “Chớp bóng Kim Vân Kiều” của Nguyễn Văn Vĩnh đăng trên Trung Bắc Tân Văn (9-6-1923)

Khi Kim Vân Kiều lên chớp bóng

Bạn đọc báo Trung Bắc Tân Văn số ra ngày thứ bảy 9-6-1923 hẳn phải ít nhiều ngạc nhiên khi thấy ngay trên trang nhất trang trọng đăng bài của ông chủ báo Nguyễn Văn Vĩnh với tựa đề "Chớp bóng Kim Vân Kiều".

Cho đến thời điểm đó,

Bìa sau sách Kim Vân Kiều của Indochine Film (1924)

Tự hào dân tộc từ sách lên phim

Theo đó, Nguyễn Văn Vĩnh nhắc rằng người Âu - Mỹ thường tự hào với văn chương - tư tưởng của họ, cho đó là "một cái tư cách đặc biệt của một nhân loại khác" các dân châu Á, và đã đi xa hơn nhiều các nước này "trên con đường tiến hóa".

Kiểm lại trong di sản văn chương, tư tưởng của dân tộc, Nguyễn Văn Vĩnh nhận ra viên ngọc quý Truyện Kiều đủ để minh chứng rằng Việt Nam "không phải là một nhân loại bề dưới, đủ chứng cho người Âu châu phải công nhận rằng cái lối văn chương, có tư tưởng, có tâm lý, có triết học, không phải là một lối văn chương riêng của các nước bên Âu - Mỹ, người Việt Nam cũng có cái cảm giác ấy, cũng có cái tư tưởng ấy".

Niềm tự hào Truyện Kiều là phản ứng của trí thức Việt, phản bác sứ mệnh khai hóa văn minh của phương Tây trên nền tảng tinh thần dân tộc, ái quốc, chống thực dân.

Đây là một khuynh hướng tư tưởng của tầng lớp trí thức Việt Nam đầu những năm 1920, sau gần hai thập niên từ khi Đông Kinh Nghĩa Thục bị người Pháp vùi dập (1907 - 1923). Chẳng phải ngẫu nhiên khi đọc diễn văn ở lễ kỷ niệm cụ Tiên Điền do Hội Khai Trí tổ chức ngày 8-9-1924, Thượng chi Phạm Quỳnh ngâm câu "Phong trần mài một lưỡi gươm / Những phường giá áo, túi cơm sá gì" mà tự hào dân tộc trào dâng: "Tôi tự phụ với người đời rằng: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn - Tiếng ta còn, nước ta còn - Có gì mà lo, có gì mà sợ, có điều chi nữa mà ngờ".

Nhận thức được hiệu lực và tầm quan trọng của phim ảnh trong thời đại mới cùng với ý thức dân tộc kể trên, Nguyễn Văn Vĩnh muốn quảng bá Truyện Kiều rộng ra trong và ngoài nước bằng việc "dùng một cái cơ quan rất màu nhiệm, như là cái phép chớp bóng", cải biên nó thành tác phẩm điện ảnh. Việc ông đã dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp và khởi đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 18, cũng như sự hiện diện của hiệu Indochine Film ở Hà Nội khi ấy như là cơ hội chín muồi để hiện thực hóa dự án này.

Việc hợp tác với Hội Indochine Film được Nguyễn Văn Vĩnh xem như sự gặp gỡ của những ý tưởng mà trong đó dự án dựng phim Kim Vân Kiều là do ông đề xuất.

Ông muốn thế giới công nhận khả năng tư duy, cảm nhận, thể nghiệm, diễn đạt được sâu sắc nhất những ngóc ngách phức tạp, ẩn kín trong tâm lý, tình cảm con người của người Việt.

Trăn năm bóng Kiều trong bộ phim Việt đầu tiên - Ảnh 8.

Các bạn sinh viên ĐH Fulbright thực hiện dự án phục dựng phim Kim Vân Kiều

"Của tin còn một chút này..."

Tuy viết bằng tiếng Việt, loạt bài của Nguyễn Văn Vĩnh đã thu hút sự chú ý của bạn đọc người Pháp, đặc biệt là những người liên quan đến dự án phim Kim Vân Kiều.

Đầu năm 1924, tạp chí Thái Bình Dương cho đăng bức thư "Le Cinéma Indochinois" (Điện ảnh Đông Dương) của Hãng Phim và Điện ảnh Đông Dương (IFEC), cho biết đề án dựng phim đã được ấp ủ từ lâu:

"Ý tưởng quay phim, trên cơ sở thử nghiệm, một cuốn tiểu thuyết bản địa đầu tiên đã đến với chúng tôi vào năm ngoái, trong Triển lãm Thuộc địa. Chúng tôi không muốn là những người muốn hiệu chỉnh các bộ tiểu thuyết thuộc địa mà lại không biết lấy một chữ nào về đời sống thực tại của thuộc địa".

Ngày nay, chúng ta còn giữ lại được một tập sách nhỏ có tựa đề Kim Vân Kiều do Hội Indochine Films & Cinémas ấn hành sau khi bộ phim được công chiếu, trong đó một bài tựa ngắn bằng tiếng Việt, các bài viết còn lại đều bằng tiếng Pháp.

Dòng đầu của bài tựa đã viết rằng: "Nàng Thúy Kiều, con gái Vương Viên Ngoại, người ở Bắc Kinh nước Tàu". Thế nên sẽ không lạ gì khi phục trang của diễn viên trong phim là sự pha tạp, không thuần Việt - chi tiết đã bị các báo Trung Văn, Đông Pháp thời báo chê trách.

Sách cũng tiết lộ triết lý cải biên của những người làm phim: tác phẩm cải biên phải phát huy được thế mạnh của thể loại lựa cách dùng cho hợp nghề chớp bóng, không cần theo đúng như nguyên truyện, mà phải làm sao chạm vào nội tâm khán giả, khiến cho người ngồi xem động lòng mủi dạ, giọt lệ khôn cầm.

Quan trọng hơn là tập sách đã lưu giữ được một loạt ảnh chụp từ bộ phim...

Trăm năm bóng Kiều trong bộ phim Việt đầu tiên - Ảnh 9.

Bước tăng cường giúp xóa nhiễu tổng thể ảnh nhân vật Kim Trọng và Thúy Kiều, nâng cao độ phân giải ảnh

Trăm năm bóng Kiều trong bộ phim Việt đầu tiên - Ảnh 10.

Bước tinh chỉnh nâng cao độ tương phản giữa người và nền, xóa bỏ các vết rạn, làm sắc nét gương mặt và phục sức, giúp AI nhậndiện người tốt hơn để hoạt hóa

Trăm năm bóng Kiều trong bộ phim Việt đầu tiên - Ảnh 11.

Hoạt hóa khiến gương mặt có những cử động nhỏ (microexpression) bao gồm chớp mắt, nghiêng đầu và mỉm cười

"Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông..."

Bộ phim đã thất lạc, nhưng các hình ảnh quý hiếm còn lại của phim được in trong sách vẫn đang chờ được phục sinh và hòa nhập trở lại trong cuộc sống đương đại.

Với tinh thần này, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam - Đại học Fulbright Việt Nam, với sự nhiệt tình của các bạn trẻ, đã tiến hành phục chế các bức ảnh phim qua ba giai đoạn sử dụng công nghệ AI hiện đại: tăng cường, tinh chỉnh và hoạt hóa.

Kỹ thuật số được sử dụng để tăng độ phân giải và xóa nhiễu, giúp hình ảnh sắc nét hơn. Sau đó, Photoshop được dùng để tinh chỉnh các chi tiết, đặc biệt là khuôn mặt và phục sức, làm rõ các yếu tố mà AI chưa hoàn thiện. Cuối cùng, công cụ Animate giúp tạo ra các chuyển động nhỏ, như chớp mắt, nghiêng đầu, làm cho các nhân vật trong phim sống động hơn.

Quá trình phục chế này không chỉ hồi sinh hình ảnh mà còn mang lại cảm xúc mới, tạo nên sự gắn kết giữa di sản văn hóa và khán giả hiện đại.

Những "tàn ảnh" của tác phẩm đầu tiên của điện ảnh Việt Nam - phim Kim Vân Kiều - đã là cầu nối giúp thế hệ ngày nay kết nối lại với một phần lịch sử điện ảnh và giá trị văn hóa Việt Nam.

Trăm năm bóng Kiều trong bộ phim Việt đầu tiên - Ảnh 12.Truyện Kiều có trước hay sau Kim Vân Kiều truyện?

TTO - Bài báo "Thử giải mã lại Truyện Kiều" nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc yêu Truyện Kiều, trong đó có nhiều quan điểm trái chiều. Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của PGS.TS Đoàn Lê Giang (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) về vấn đề này.

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/tram-nam-bong-kieu-trong-bo-phim-viet-dau-tien-a153222.html