Xưởng của ông Thuận đặt giữa cánh đồng ở Cẩm Hà, Hội An (Quảng Nam). Những ngày cận Tết, công việc ở xưởng tất bật với những đơn hàng khắp nơi.
Nghệ sĩ Lê Ngọc Thuận được biết đến nhiều trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng cả nước vài năm qua. Ông đã đưa sản phẩm đi TP.HCM, Hà Nội và ra các nước châu Âu triển lãm, trưng bày.
Câu chuyện của ông tạo nguồn cảm hứng lớn bởi tận dụng nguồn gỗ vứt bỏ để vực dậy làng nghề mộc Kim Bồng vang danh tại Quảng Nam.
"Thiền hóa" loài rắn để phù hợp không khí Tết
Ông Thuận cho biết vài năm qua, từ khi chuyển qua sáng tác và kinh doanh mộc mỹ thuật từ gỗ, cứ mỗi Tết ông lại cho ra bộ sưu tập linh vật để khuấy động mùa xuân.
Sản phẩm làm ra ban đầu chỉ để chưng, tặng bạn bè thân thiết cùng yêu nghệ thuật nhưng đa phần được khách mua hết vì quá lạ.
Xuân Ất Tỵ này ông lên ý tưởng làm bộ linh vật các loài rắn. Dù rất quen thuộc với mọi người nhưng theo ông Thuận, rắn khá khó tạo hình cho phù hợp với người Việt bởi loài vật này thường mang hình ảnh không thân thiện.
Niều tháng qua nghệ sĩ Lê Ngọc Thuận đã đi tìm những khúc củi phù hợp để lên ý tưởng. Gỗ được phân loại, lựa chọn kích cỡ rồi ông cùng anh em thợ chạm, tạo hình.
"Mùa xuân là để cầu an, chúc điều tốt lành. Linh vật rắn cũng cần hiền lành, gắn liền với không khí năm mới. Tôi cố gắng làm cho rắn từ
Đủ hình hài rắn chào Xuân Ất Tỵ tại Làng Củi Lũ - Ảnh: B.D.
"Con rắn với người Việt mình lâu nay được gắn liền với hình ảnh ranh mãnh, nguy hiểm, độc ác. Nhiều câu ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích cũng tô đậm hình ảnh bội bạc và chết chóc của loài rắn.
Tuy vậy khi thấy những con rắn từ gỗ thải ở Làng Củi Lũ tôi lại rất thích. Màu sắc đơn giản nhưng toát lên sự nhẹ nhàng, cách tạo hình cũng đem lại nhiều cảm xúc" - bà Dương Thị Bình, du khách từ TP Hà Nội, nói.
Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/doc-dao-bo-suu-tap-be-na-lam-tu-cui-lu-go-thai-a152055.html