Sáu năm trước,Thăm triển lãm Gundam lớn nhất TP.HCM, đem mô hình miễn phí về nhà'Choáng' với mô hình 'cực kỳ chất' mô tả khí tài quân sự tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh
"Dân chơi mô hình đều biết về tượng mô phỏng Iron Man, Batman... bán với giá không rẻ.
Sau một thời gian, tôi nhận ra mô hình làm về nhân vật nước ngoài thì nhiều nhưng ít ai làm về người Việt.
Nói chuyện với mấy người bạn, nhắc Quan Vũ, Lưu Bị thì họ biết rõ tiểu sử mà hỏi về Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Quang Trung... thì lại khá mù mờ", Khang Văn tâm sự với Tuổi Trẻ.
Đó là động lực lớn nhất thôi thúc anh làm tượng mô phỏng các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam bởi: "Tôi nghĩ nếu làm bạn bè mình mường tượng được về dáng hình của tổ tiên, ông cha thì họ sẽ yêu thích rồi dần tìm về với sử Việt".
Những bước đi đầu tiên của Vi Cự Việt Nhân là các mô hình tướng lĩnh nhà Trần, về sau thì thêm các triều đại khác. Khang Văn tự tin có thể tìm kiếm ở triều Trần nhiều tư liệu:
"Triều đại đó có nhiều danh tướng, chiến công, mối tình cảm quân thần để lại những bài học không bao giờ lỗi thời. Nó soi chiếu đến tận thời nay, ai cũng có thể đọc, biết, thích thú và rút ra được nhiều điều. Vả lại, lúc đó vũ khí lạnh còn hưng thịnh nên võ bị cá nhân cực kỳ phát triển".
Mô hình không chỉ bày cho đẹp
Câu chuyện vui khiến nhà sáng lập Vi Cự Việt Nhân nhớ nhất có lẽ là khi anh gặp một vị khách người Mỹ. Người này đến đặt hàng anh làm mô hình samurai: "Ông ấy vô tình thấy những mô hình nhân vật sử Việt và thắc mắc. Tôi thuyết trình cho ông ấy nghe và ông đem luôn mặt hàng này về Mỹ mở rộng kinh doanh riêng".
Bảo Trung, đại diện truyền thông của Vi Cự Việt Nhân, là người có 2 năm tiếp xúc với Khang Văn khi thưởng lãm, rồi vì cũng tương đồng về ý tưởng, quan điểm lan tỏa các giá trị văn hóa, lịch sử qua những sản phẩm mô hình phục dựng, tái hiện những danh nhân, danh tướng Việt Nam nên Trung hợp tác, đồng hành với Vi Cự Việt Nhân.
Trung giải mã cái tên Vi Cự Việt Nhân mang ý nghĩa là "góc nhìn thu nhỏ về người Việt", là mong muốn ai cầm trên tay các mô hình sẽ không đơn thuần để bày cho đẹp. Mà họ sẽ có cái nhìn cụ thể, tổng quan hơn về nhân dạng của người Việt xưa, nhất là các danh nhân, danh tướng Việt Nam, những người có công bảo vệ đất nước và mở mang bờ cõi, rồi tìm hiểu, ghi nhớ công lao của họ.
Khi nghiên cứu, thiết kế các mô hình phục dựng, tái hiện nhân vật sử Việt với trang bị, giáp phục, nhóm Vi Cự Việt Nhân tham khảo những tài liệu ghi chép trong chính sử như: Đại Việt sử ký toàn thư; Đại Nam thực lục; các thư tịch cổ về vấn đề ngoại giao thời phong kiến...
Về trực quan, nhóm tìm hiểu qua các hiện vật khảo cổ trưng bày trong bảo tàng, các bức tượng, điêu khắc, phù điêu trong đình chùa, lăng tẩm như: tượng hộ pháp trong chùa Long Đọi; tượng tướng sĩ trong Lăng tướng công Lê Trung Nghĩa...
Hoặc các tranh vẽ cổ của người Việt và tranh vẽ, ghi chép của người nước ngoài khi tới nước ta như: tranh Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ, tranh vẽ ký họa của Baron Samuel lúc tới Đàng Ngoài...
Theo những nhà sáng lập Vi Cự Việt Nhân, khi làm về văn hóa Việt thời xưa, không tránh khỏi những tranh cãi nhất định.
Khang Văn bộc bạch: "Trong các bài đăng, chúng tôi luôn cố gắng đưa ra dẫn chứng cụ thể. Tranh cãi là không thể không có.
Chúng tôi lắng nghe, nếu đúng thì sẽ học hỏi thêm. Bởi định hướng cốt lõi nhất là dựng hình tượng nhân vật làm cho mọi người thấy thú vị, đẹp, từ đó khơi dậy sự yêu thích, tìm tòi. Điều đó có giá trị bền vững hơn nhiều".
Thị trường nhỏ
Theo nhà sáng lập Vi Cự Việt Nhân, thị trường mô hình nhân vật lịch sử Việt Nam khá nhỏ bởi nó là một ngách riêng giữa mô hình đồ chơi và lịch sử Việt Nam. Trước đây có nhóm 8k Studio cũng làm mô hình đề tài Việt Nam, hay cũng có nhóm làm về mô hình vua, quan triều Nguyễn nhưng hiện tại đã dừng phát hành.
Theo Khang Văn, Vi Cự Việt Nhân không có nhiều sự cạnh tranh, nhưng cũng không vì thế mà lơ là. Việc luôn sáng tạo ra mẫu mới, ngày một chỉn chu hơn các bản cũ là điều không thể thiếu.
Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/vi-cu-viet-nhan-tai-hien-nhan-vat-su-viet-a151062.html