Nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng những gì ở trung tâm tài chính tại TP.HCM?

Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá việc thiết lập trung tâm tài chính quốc tế (IFC) tại TP.HCM đòi hỏi chiến lược dài hạn, cải cách hành chính cùng hệ thống tài chính minh bạch để thu hút đầu tư và tạo dựng niềm tin.

Nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng những gì ở trung tâm tài chính tại TP.HCM? - Ảnh 1.

Ông Alexander Ziehe, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (thứ hai từ phải sang) cùng các đại diện tham dự lễ công bố xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam - Ảnh: NVCC

"Việt Nam đang ở một ngã rẽ quan trọng"

Ngày 4-1, tại TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố xây dựng

Ông Rich McClellan, giám đốc quốc gia Viện Tony Blair vì sự Thay đổi toàn cầu (TBI) tại Việt Nam - Ảnh: NVCC.

Ưu tiên cải cách nền tảng

Các nhà đầu tư nước ngoài đều đánh giá ngành tài chính Việt Nam cần được tiếp tục nâng cấp, với các chính sách và cải cách hành chính tốt hơn. Việc thành lập IFC có thể giúp giải quyết những thách thức của thị trường bằng cách tạo ra hệ sinh thái phù hợp.

Nó sẽ chào đón các tổ chức tài chính nước ngoài và dẫn đầu trong việc tự do hóa, quản trị tài chính tiên tiến, tích hợp vào nền kinh tế toàn cầu.

"Nhưng để đạt được điều này, Chính phủ cần thận trọng và đánh giá toàn diện trong việc mở cửa đất nước, tạo môi trường thân thiện cho các nhà đầu tư và nhân tài quốc tế. Nhân tài nước ngoài sẽ đóng vai trò quan trọng", ông Alexander Ziehe nói.

Với ông Rich McClellan, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nên làm là tập trung vào việc củng cố các trụ cột cốt lõi của hệ thống ngân hàng, thị trường vốn và thị trường chứng khoán. 

Sau khi hoàn thiện các yếu tố nền tảng, Việt Nam có thể tập trung vào các lĩnh vực ngách như fintech, ngân hàng số, tài chính xanh, đầu tư ESG và đổi mới thị trường vốn. Những lĩnh vực này sẽ giúp tạo sự khác biệt và phù hợp với các xu hướng toàn cầu.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các khuôn khổ pháp lý về khả năng chuyển đổi tiền tệ và dịch chuyển dòng vốn cũng cần được xem xét.

"Điều này phản ánh các vấn đề rộng hơn về tự do hóa tài chính và niềm tin vào hệ thống quản lý. Một IFC thành công không chỉ cần cơ chế thu hút vốn chảy vào mà còn cần các hệ thống linh hoạt, minh bạch cho dòng vốn chảy ra để đảm bảo lòng tin của nhà đầu tư", ông Rich chia sẻ.

Theo ông Danny Kim, chuyên gia kinh tế, phụ trách dự báo về Việt Nam tại Moody's Analytics, việc thiết lập IFC đòi hỏi một chiến lược từng giai đoạn, cần tập trung vào các mục tiêu dài hạn và đảm bảo quy định tài chính minh bạch, hiệu quả.

Cân bằng giữa tự do dòng vốn và duy trì quy định tài chính hiệu quả là một thách thức lớn.

"Tham vọng đã có, nhưng để IFC thành công sẽ cần nỗ lực bền bỉ và cải cách các quy định. Việt Nam cũng cần phát triển thêm nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng các yêu cầu của một IFC và cạnh tranh với các đối thủ lâu đời", ông Danny chia sẻ.

Nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng những gì ở trung tâm tài chính tại TP.HCM? - Ảnh 6.Nguyên thị trưởng khu tài chính London: Trung tâm tài chính ở TP.HCM cần nét độc đáo

Trung tâm tài chính quốc tế (IFC) đặt tại TP.HCM là một dự án mang tầm quốc gia và mô hình phù hợp nhất là mô hình dựa trên đặc thù của riêng Việt Nam.

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/nha-dau-tu-nuoc-ngoai-ky-vong-nhung-gi-o-trung-tam-tai-chinh-tai-tphcm-a149875.html