Hệ thống tên lửa MRC Typhon: “Quái vật trăm đầu có khả năng khạc ra lửa”

Hệ thống tên lửa MRC Typhon được thiết kế để cung cấp cho Lục quân Mỹ hỏa lực đa mục tiêu chống lại các mối đe dọa cụ thể, với tên lửa đánh chặn SM-6 và tên lửa hành trình Tomahawk.

Tiểu đoàn số 5, thuộc Trung đoàn Pháo binh dã chiến số 3 của Lục quân Mỹ, vừa đạt được 2 cột mốc mang tính đột phá trong nhiệm vụ phát triển hỏa lực chính xác tầm xa với hệ thống tên lửa Typhon.

Typhon, theo thần thoại Hy Lạp là "quái vật trăm đầu có khả năng khạc ra lửa", có tên gọi chính xác là Hệ thống hỏa lực tầm trung chiến lược (SMRF) Typhon. Nó cũng có thể được gọi là hệ thống Khả năng tầm trung (MRC).

MRC Typhon là hệ thống phóng tên lửa từ mặt đất do gã khổng lồ công nghiệp quốc phòng Lockheed Martin phát triển cho Lục quân Mỹ, có tầm bắn 300 dặm (480 km).

Nền tảng này được thiết kế để cung cấp hỏa lực đa mục tiêu chống lại các mối đe dọa cụ thể, dùng để khai hỏa tên lửa đánh chặn RIM-174 Standard ERAM (SM-6) và tên lửa hành trình Tomahawk do Raytheon sản xuất.

Hệ thống tên lửa MRC Typhon: “Quái vật trăm đầu có khả năng khạc ra lửa”- Ảnh 1.

Khai hỏa từ Hệ thống hỏa lực tầm trung chiến lược (SMRF) Typhon, còn được gọi là hệ thống MRC Typhon. Ảnh: Army.mil

Hiện nay, một khẩu đội Typhon tiêu chuẩn bao gồm 4 bệ phóng đặt trên rơ-moóc, mỗi bệ được kéo bởi một xe kéo 8×8 thuộc dòng Xe tải chiến thuật cơ động mở rộng hạng nặng (HEMTT).

Một rơ-moóc thứ 5, cũng được kéo bởi một xe HEMTT, đóng vai trò là trung tâm điều hành khẩu đội di động (BOC). Ngoài ra còn có các xe và thiết bị hỗ trợ khác trong kho của đơn vị.

Điều đáng chú ý là mỗi bệ phóng Typhon – có nguồn gốc từ Hệ thống phóng thẳng đứng Mk 41 VLS của Lockheed Martin, được sử dụng trên nhiều tiêm kích và chiến hạm của cả Mỹ và các đối tác nước ngoài – có thể mang tối đa 4 tên lửa cùng một lúc. Theo đó, toàn bộ khẩu đội có thể "khạc ra" 16 tên lửa cho mỗi lần nạp.

Typhon trở thành hệ thống phóng tên lửa đa năng nhờ vào khả năng tấn công mục tiêu trên đất liền và trên biển của Tomahawk và SM-6.

Hệ thống tên lửa MRC Typhon: “Quái vật trăm đầu có khả năng khạc ra lửa”- Ảnh 2.

Một khẩu đội Typhon tiêu chuẩn bao gồm 4 bệ phóng đặt trên rơ-moóc và một xe đóng vai trò là trung tâm điều khiển. Ảnh: TWZ

Hệ thống tên lửa MRC Typhon: “Quái vật trăm đầu có khả năng khạc ra lửa”- Ảnh 3.

Cần cẩu được sử dụng để di chuyển hộp chứa tên lửa trong quá trình diễn tập nạp tên lửa vào hệ thống Typhon. Ảnh: TWZ

Hệ thống tên lửa MRC Typhon: “Quái vật trăm đầu có khả năng khạc ra lửa”- Ảnh 4.

Một xe phóng Typhon. Ảnh: TWZ

Vào đầu tháng 11 năm ngoái, Tiểu đoàn số 5 (Trung đoàn Pháo binh dã chiến số 3, Lục quân Mỹ) đã tiến hành cuộc thử nghiệm bắn đạn thật đầu tiên bằng hệ thống tên lửa MRC Typhon với các cảm biến hoàn toàn hữu cơ.

Được tiến hành tại Thao trường tên lửa White Sands ở New Mexico, cuộc thử nghiệm đã xác nhận khả năng tấn công mục tiêu di động trên đất liền một cách chính xác của "quái vật trăm đầu" Typhon.

"Sự kiện thử nghiệm này không chỉ mở rộng năng lực của MRC mà còn xây dựng năng lực và sự tự tin cho những người vận hành nó", Đại úy Michael Geissler, chỉ huy Khẩu đội Delta (Khẩu đội thứ hai vận hành Typhon), cho biết.

Trung sĩ W. Teloh của Khẩu đội Delta đã làm nên lịch sử khi trở thành binh sĩ Lục quân Mỹ đầu tiên thực hiện nhiệm vụ khai hỏa cả tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa đánh chặn SM-6.

Hệ thống tên lửa MRC Typhon: “Quái vật trăm đầu có khả năng khạc ra lửa”- Ảnh 5.

Các thành viên của Khẩu đội Delta, Tiểu đoàn số 5, Trung đoàn Pháo binh dã chiến số 3, Lục quân Mỹ, thành lập hồi tháng 1/2024. Ảnh: DVIDS

Hệ thống tên lửa MRC Typhon: “Quái vật trăm đầu có khả năng khạc ra lửa”- Ảnh 6.

Đưa thành công hệ thống tên lửa MRC Typhon cồng kềnh lên tàu. Ảnh: Army.mil

Trong một sự kiện mang tính bước ngoặt khác, Tiểu đoàn số 5 đã đưa thành công hệ thống tên lửa MRC Typhon lên một tàu thuê tại Cảng Tacoma.

Cuộc diễn tập này xác nhận việc sử dụng phương tiện vận chuyển trên biển cho hệ thống tên lửa cồng kềnh này, nâng cao khả năng triển khai hỏa lực trên bộ của Lục quân Mỹ ở môi trường ven biển và đổ bộ, phản ánh khả năng cơ động nhanh chóng và triển khai chiến lược của nhánh quân đội này.

Những cột mốc này cũng chứng minh khả năng thích ứng và đổi mới của Lục quân Mỹ, nhấn mạnh cam kết tăng cường hỏa lực chính xác tầm xa và khả năng cơ động trên biển cho các kịch bản xung đột hiện đại.

Minh Đức (Theo Defence Blog, TWZ)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Tham khảo thêm

UAV tự sát Komarac: Vũ khí thống trị chiến trườngUAV tự sát Komarac: Vũ khí thống trị chiến trường
Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Khả năng cơ động tuyệt vời của “ngư lôi chiến binh” Mk 54 ModKhả năng cơ động tuyệt vời của “ngư lôi chiến binh” Mk 54 Mod

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/he-thong-ten-lua-mrc-typhon-quai-vat-tram-dau-co-kha-nang-khac-ra-lua-a149451.html