Sở hữu loại hàng hoá tăng giá 178% nhưng 'chính chủ' đang vứt bỏ không thương tiếc, thị trường toàn cầu bị tác động mạnh

Ca cao là loại hàng hoá tăng giá mạnh nhất trong năm 2024, thậm chí còn vượt qua cả Bitcoin. Dẫu vậy, nông dân trồng ca cao lại thấy chán nản với loại cây này.

Nông dân ở vùng sản xuất ca cao hàng đầu thế giới đang phải gieo hạt cho vụ mùa mới vì thời tiết xấu và các chính sách của chính phủ không hiệu quả. Ngoài ra, một loại virus đang lây lan nhanh chóng khiến cây trồng bị tàn phá nặng nề.

Do đó, giá ca cao đã tăng mạnh và sản lượng sụt giảm mạnh ở khắp khu vực Bờ Biển Nga và Ghana - những quốc gia trồng ca cao ở Tây Phi.

John Ato Sackey, 55 tuổi, đã trồng ca cao trên trang trại rộng gần 5 ha ở Assin Nsueaem, Ghana. Trong hơn 2 thập kỷ, cho đến năm 2022, sản lượng ca cao của trang trại này đạt khoảng 5.000 quả mỗi năm. Mỗi quả ca cao sản xuống được 1 thanh sô cô la đen 70% nặng 100 gram.

Sackey cho biết việc trồng ca cao rất vất vả nhưng khoản tiền thu về là xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Công việc này giúp ông có thu nhập ổn định, có khả năng chăm lo cho các con.

Tuy nhiên, khi giá ca cao tăng lên mức kỷ lục, Sackey lại phải nhổ bỏ các cây đã trồng. Các cây trong trang trại của ông bị tàn phán do virus gây sưng chồi, khiến rễ bị chết và toàn bộ cây không thể sống.

Sackey hiện đang trồng cây cọ dầu. Ông kỳ vọng việc sản xuất dầu cọ sẽ bền vững hơn và có lợi nhuận cao hơn. Ông cho biết, loại cây này ít bị bệnh hơn, đòi hỏi ít công sức hơn và đầu vào dễ kiếm. Ngoài ra, nhu cầu đối với dầu cọ rất cao và có khả năng sinh lời tốt.

Sackey là một trong nhiều người nông dân trồng ca cao qua nhiều thế hệ phải thay đổi công việc truyền thống của gia đình. Một trong những yếu tố tạo ra sự thay đổi đó là các chính sách của chính phủ, trong đó có mức giá cố định đối với ca cao mà các nước này trả cho nông dân.

Chính sách này được đưa ra nhằm bảo vệ người nông dân trồng ca cao trước những biến động trên thị trường toàn cầu, song lại khiến họ không được hưởng lợi từ việc giá tăng vào đúng lúc họ cần tiền nhất.

Sở hữu loại hàng hoá tăng giá 178% nhưng 'chính chủ' đang vứt bỏ không thương tiếc, thị trường toàn cầu bị tác động mạnh- Ảnh 1.

Cả Bờ Biển Ngà và Ghana đều bán hợp đồng tương lai của ca cao và định giá mà họ nhận được gọi là “giá tại trang trại”. Hiện tại, họ nhận được ít hơn 1/3 số tiền mà ca cao được giao dịch trên thị trường quốc tế, còn chính phủ nhận được một khoản lợi nhuận “không ngờ”.

Hợp đồng tương lai ca cao tại New York tăng 178% vào năm ngoái, đạt mức cao kỷ lục là 12.565 USD/tấn vào tháng 12. Trong khi đó, Bitcoin tăng 122% vào năm 2024.

Trong một khoảng thời gian, Ghana đã phân phối phân bón miễn phí cho nông dân trồng ca cao nhằm thúc đẩy năng suất. Vào năm 2020, 2 nước này đã thành lập một nhóm để áp mức phí bảo hiểm cho người mua là 400 USD/tấn ca cao. Đây là khoản phụ phí mà họ cho biết sẽ được chuyển thẳng đến người nông dân. Song, các bước đi này đều không hiệu quả.

Theo Antonie Fountain, giám đốc điều hành của mạng lưới Voice, một hiệp hội các tổ chức xã hội dân sự hoạt động trong lĩnh vực ca cao bền vững, về cơ bản Ghana và Bờ Biển Ngà chỉ coi ngành sản xuất ca cao như một hình thức để họ lấy ngoại tệ.

Trong suốt 25 năm, Francis Kwame Mensah, 45 tuổi, đã trồng ca cao nhờ “học nghề” từ cha mình. 2 năm trước, trang trại rộng 2 ha của ông ở Amanase, Ghana, đạt sản lượng khoảng 2.000 quả ca cao mỗi năm. Tuy nhiên, virus đã tàn phá mọi thứ.

Sau khi chính phủ cắt trợ cấp, ông hiện tại phải tự trả tiền phân bón, một khoản tiền mà ông không đủ khả năng chi trả trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sinh hoạt xảy ra và đồng nội tệ lao dốc. Kết quả là, sản lượng của trang trại của ông giảm 75% và lợi nhuận giảm 1 nửa xuống còn khoảng 170 USD/tháng. Ông buộc phải sa thải bớt nhân viên, cắt giảm chi phí và ngừng tiết kiệm tiền học cho 4 đứa con.

Sản lượng ca cao ở Bờ Biển Ngà giảm 22% trong vụ mùa 12 tháng kết thúc vào 30/9, so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng của Ghana giảm 27%, theo Tổ chức Ca cao Quốc tế.

Sở hữu loại hàng hoá tăng giá 178% nhưng 'chính chủ' đang vứt bỏ không thương tiếc, thị trường toàn cầu bị tác động mạnh- Ảnh 2.

Các quan chức, nông dân và nhà phân tích chỉ ra rằng thời tiết bất lợi ở Tây Phi - ẩm ướt vào mùa khô và khô hạn vào mùa mưa, là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sản lượng lao dốc. Tuy nhiên, các nước láng giềng ở Tây Phi là Cameroon và Nigeria, 2 nước sản xuất ca cao lớn thứ 4 thế giới, cũng có thời tiết tương tự nhưng sản lượng tăng lên trong những năm gần đây.

Trước khi sản lượng giảm, nông dân ở Bờ Biển Ngà và Ghana thường tăng sản lượng bằng cách chặt phá rừng để lấy đất trồng thêm cây ca cao. EU đưa ra một luật mới nhằm bảo vệ rừng nhiệt đới trên thế giới, khiến nông dân Tây Phi phải trồng nhiều ca cao hơn trên những lô đất họ có.

Việc trồng nhiều ca cao hơn khiến họ phải chi nhiều hơn cho các khoản trả trước, đòi hỏi nông dân phải nhỏ bỏ những cây già, kém năng suất và trồng cây mới để tăng sản lượng, đặc biệt là khi các trang trại bị tàn phá bởi dịch bệnh.

Giống các nông dân trồng ca cao khác, Mensah buộc phải đa dạng hoá trang trại. Hiện tại, ông trồng thêm sắn và ngô, nuôi thêm gia cầm. Mensah đang cân nhắc thay thế cây ca cao bằng cao su hoặc cọ dầu.

Tham khảo WSJ

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/so-huu-loai-hang-hoa-tang-gia-178-nhung-chinh-chu-dang-vut-bo-khong-thuong-tiec-thi-truong-toan-cau-bi-tac-dong-manh-a149405.html