Tập đoàn dưới trướng nữ tỷ phú Thái Lan trả viện phí cho Xuân Son: “Cá mập” đáng gờm rót cả chục nghìn tỷ đồng vào FPT, VCB, Thế giới Di động, KiotViet, Sendo…

KBank cũng là một cái tên quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi đầu tư vào nước ta thông qua hai quỹ thành viên là K Vietnam Equity Fund và K Vision.

Bà bà Nualphan Lamsam (còn gọi là Madam Pang) hiện đang thu hút được sự quan tâm của truyền thông sau khi hỗ trợ chi phí y tế và chăm sóc đầy đủ cho cầu thủ Nguyễn Xuân Son của đội tuyển Việt Nam tại Thái Lan.

Madam Pang sinh năm 1966, là con cháu đời thứ năm của dòng họ Lamsam, một trong những gia tộc người Thái, gốc Hoa giàu có bậc nhất ở Thái Lan. Gia tộc Lamsam đã sáng lập Ngân hàng Kasikorn (KBank), một trong những ngân hàng lớn nhất Thái Lan với tổng tài sản khoảng 100 tỷ USD, cùng danh mục đầu tư đa dạng bao gồm nhiều công ty bảo hiểm lớn. Hiện bà đang giữ chức Giám đốc điều hành của nhà băng này.

Tập đoàn dưới trướng nữ tỷ phú Thái Lan trả viện phí cho Xuân Son: “Cá mập” đáng gờm rót cả chục nghìn tỷ đồng vào FPT, VCB, Thế giới Di động, KiotViet, Sendo…- Ảnh 1.

Bà Madam Pang.

KBank cũng là một cái tên quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi đầu tư vào nước ta thông qua hai quỹ thành viên là K Vietnam Equity Fund và K Vision.

K Vietnam Equity Fund đang có hiệu suất dương trong một năm trở lại đây

K Vietnam Equity Fund (K-Vietnam) thành lập bởi Kasikorn Asset Management - một công ty thành viên thuộc KBank vào ngày 25/10/2018. Tính đến thời điểm 7/1/2025, K-Vietnam đang là một trong những quỹ đầu tư đến từ Thái Lan có quy mô lớn nhất tại Việt Nam, với giá trị tài sản thuần (NAV) gần 11,5 tỷ THB (gần 8.500 tỷ đồng).

Đáng chú ý, từ đầu năm cho đến nay hiệu suất đầu của K-Vietnam là âm 1,33%. Tuy nhiên hiệu suất trong một năm trở lại đây đạt 9,61%, vẫn thấp hơn mức tăng trưởng của VN-Index trong năm 2024.

Tập đoàn dưới trướng nữ tỷ phú Thái Lan trả viện phí cho Xuân Son: “Cá mập” đáng gờm rót cả chục nghìn tỷ đồng vào FPT, VCB, Thế giới Di động, KiotViet, Sendo…- Ảnh 2.

Trong cơ cấu tài sản, tính đến 30/10/2024, K-Vietnam phân bổ gần 95% tài sản để mua cổ phiếu. 2,71% tài sản là gửi tiền hoặc các tài sản khác. Còn 2,33% tài sản còn lại quỹ này ủy thác đầu tư qua các đơn vị khác.

Xét theo lĩnh vực, ngành bán lẻ, sửa chữa ô tô xe máy đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục đầu tư của K- Vietnam với 36,71%. Ngành hàng tiêu tiêu dùng, công nghệ thông tin và vận tải kho bãi đều chiếm trên 10% danh mục.

Tính đến ngày 29/11/2024, cổ phiếu FPT đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong NAV của K-Vietnam với mức 9,94%. Trong top 5 danh mục của quỹ này còn có VCB (8,7%), MWG (8,45%), ACB (7,75%) và TCB (5,96%).

Tập đoàn dưới trướng nữ tỷ phú Thái Lan trả viện phí cho Xuân Son: “Cá mập” đáng gờm rót cả chục nghìn tỷ đồng vào FPT, VCB, Thế giới Di động, KiotViet, Sendo…- Ảnh 3.

KVision đầu tư hàng trăm triệu USD vào các start-up Việt

KVision là quỹ đầu tư khởi nghiệp thuộc KBank. KVision xem Việt Nam là một trong những nước quan trọng nhất trong chiến lược đầu tư, và luôn tham gia đầu tư vào các công ty khởi nghiệp dưới vai trò nhà đầu tư chiến lược.

KVision đang tìm kiếm các startup trong các ngành liên quan đến việc sử dụng công nghệ phục vụ người tiêu dùng và số hoá các ngành nghề truyền thống, trong đó tập trung vào 5 lĩnh vực chính: Công nghệ giáo dục (EdTech), Công nghệ y tế (HealthTech), Công nghệ tài chính (FinTech); SaaS và Công nghệ liên quan đến thuơng mại điện tử.

Giai đoạn đầu tư sẽ rất rộng mở, từ giai đoạn pre-Series A đến Series B, Series C. Về các khoản rót vốn, đối với vòng pre-Series A - nằm trong khoảng 500.000 USD - 1.000.000 USD tùy theo quy mô công ty, các vòng sau thì một công ty sẽ rót tối đa 5 triệu USD. Ngoài ra, đối với các khoản đầu tư chiến lược tiềm năng, KVision sẵn sàng tham gia với quy mô lớn hơn nữa.

Tham gia vào thị trường Việt Nam từ cuối năm 2019, hiện tại KVision đã tham gia đầu tư vào 3 thương vụ Mega Deal tại Việt Nam. Cuối năm 2019, KVision đã cùng SBI Group, Beenos, SoftBank Ventures Asia, Daiwa PI Partners, và Digital Garage và EV Growth tham gia vào vòng huy động vốn Series C của Sendo với quy mô 61 triệu USD.

Trong giai đoạn 2020-2021 Covid-19 phức tạp, KVision cũng đã tham gia đầu tư vào SeedCom và vòng huy động vốn mới nhất của KiotViet (Series B, 40 triệu USD). Ngoài những thương vụ đình đám kể trên, KVision còn rót tiền Jio Health, Selly, Lịch Việt hay One Pay.

Tập đoàn dưới trướng nữ tỷ phú Thái Lan trả viện phí cho Xuân Son: “Cá mập” đáng gờm rót cả chục nghìn tỷ đồng vào FPT, VCB, Thế giới Di động, KiotViet, Sendo…- Ảnh 4.

Theo ông Giang Trần Minh Thành, Giám đốc KVision cho biết quỹ không chỉ đơn thuần đầu tư vốn mà còn đóng vai trò là nhà đầu tư chiến lược. Dù cho đó là đầu tư quy mô nhỏ 500 ngàn USD, hay quy mô lớn vài chục triệu USD thì đều có cam kết mang đến các chiến lược lâu dài. "Cụ thể là chúng tôi luôn muốn tối ưu hoá toàn bộ các thế mạnh về sản phẩm tài chính, các sản phẩm của Kasikorn Group nhằm tạo ra các mô hình hợp tác chiến lược toàn diện với các startups nhận đầu từ, để từ đó đưa startup Việt Nam vươn tầm địa cầu với sự phân bổ rất nhiều chi nhánh ở châu Á" , ông Minh Thành chia sẻ.

Kvision tập trung đầu vào Việt Nam, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong đó, Việt Nam trở thành thị trường đầu tư trọng điểm nhất đinh hướng của quỹ trong 5 năm tiếp theo. Tỉ trọng chắc chắn sẽ là con số khả quan đáng kỳ vọng.

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/tap-doan-duoi-truong-nu-ty-phu-thai-lan-tra-vien-phi-cho-xuan-son-ca-map-dang-gom-rot-ca-chuc-nghin-ty-dong-vao-fpt-vcb-the-gioi-di-dong-kiotviet-sendo-a149371.html