Nhiều thông tin thú vị về mỹ thuật Việt Nam hiện đại thế kỷ 20 được kể trong buổi trò chuyện nghệ thuật Sự hồi sinh của nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương do Viện Pháp tại Việt Nam, Aguttes... phối hợp tổ chức ngày 7-1 tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 100 năm Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam (
Một số tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ
Tranh đắt do người Việt giàu lên và gì nữa?
Nhà sưu tập Hàn Ngọc Vũ nêu câu chuyện về sự hồi sinh mạnh mẽ của trào lưu mỹ thuật hiện đại Việt Nam phong cách Đông Dương (gọi tắt là tranh Đông Dương).
Theo ông, có lẽ cơn sốt bắt đầu từ những năm 2010, thể hiện qua các giao dịch công khai tăng mạnh mẽ, số lượng nhà sưu tập dòng tranh này cũng đông đảo.
Ông cho biết từ năm 2014, trong top 500 nghệ sĩ toàn cầu có giá bán tranh công khai qua đấu giá cao nhất thế giới, bắt đầu xuất hiện họa sĩ Việt Nam đầu tiên, Lê Phổ (ở vị trí 478). Cái tên này liên tiếp tăng hạng.
Đến năm 2023 giá tranh Lê Phổ đứng thứ 98 toàn cầu. Kể từ năm 2018, trong bảng xếp hạng trên xuất hiện thêm một họa sĩ Việt Nam là Mai Trung Thứ.
Năm 2021 có bốn họa sĩ Việt Nam vào danh sách này và tất cả đều thuộc giai đoạn Mỹ thuật Đông Dương.
Ông Hàn Ngọc Vũ lý giải về sự tăng giá mạnh của tranh Đông Dương gần đây. Theo ông, thứ nhất là do sự giàu lên nhanh chóng của người Việt, ngày càng tăng tầng lớp trung lưu trẻ tuổi say mê tìm hiểu, lưu trữ các giá trị văn hóa lịch sử.
Lý do quan trọng là các tác phẩm mỹ thuật Đông Dương thực sự có chất lượng và khác biệt, ngày càng trở nên khan hiếm, "không có lý do gì để không ngưỡng mộ".
Ngoài ra còn những lý do gì nữa khiến tranh Đông Dương lên cơn sốt "điên rồ" gần đây? Giới mỹ thuật nhiều người lâu nay hoài nghi câu chuyện thổi giá của thị trường mà chủ yếu là giữa những nhà sưu tập Việt.
Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/vi-sao-tranh-dong-duong-gia-ngat-nguong-a149085.html