Phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế: động lực phát triển mới

Nhiều chuyên gia khẳng định đây là thời điểm lý tưởng để đưa TP.HCM thành trung tâm tài chính toàn cầu. Tất nhiên, để thực hiện kế hoạch này còn nhiều việc phải làm.

Động lực phát triển mới của TP.HCM - Ảnh 1.

Hạ tầng giao thông TP.HCM không ngừng phát triển - Ảnh: VĂN TRUNG

TS Nguyễn Hữu Huân (trưởng bộ môn tài chính Đại học Kinh tế TP.HCM):

Khu tài chính tự do - chìa khóa phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Động lực phát triển mới của TP.HCM - Ảnh 2.

Trong bối cảnh nhiều quốc gia đã thành công trong việc xây dựng

TP.HCM đã chuẩn bị từ lâu cho việc trở thành trung tâm tài chính quốc tế. Với sự đồng thuận của Bộ Chính trị, thành phố đã có nền tảng vững chắc để hiện thực hóa mục tiêu này.

Để phát triển thành công trung tâm tài chính quốc tế, cần hội tụ năm yếu tố quan trọng.

Thứ nhất là môi trường pháp lý minh bạch, phù hợp chuẩn mực quốc tế với các chính sách ưu đãi hấp dẫn. Các nghị quyết về cơ chế đặc thù cần được xây dựng chi tiết, dễ triển khai và có tính khả thi cao.

Yếu tố thứ hai là đầu tư đồng bộ vào hạ tầng, bao gồm cơ sở vật chất, hạ tầng số, công nghệ tài chính, giao thông, sân bay và cảng biển. Singapore là điển hình thành công nhờ phát triển mạnh hệ thống cảng trung chuyển, logistics và hàng không quốc tế.

Ba yếu tố còn lại gồm: phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua thu hút chuyên gia trong và ngoài nước; tăng cường kết nối quốc tế với các trung tâm tài chính lớn trên thế giới; và đẩy mạnh phát triển công nghệ tài chính (fintech) cùng các start-up trong lĩnh vực này.

Cùng với quy hoạch thành phố giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, việc phát triển trung tâm tài chính quốc tế sẽ tạo động lực mới để TP.HCM tiếp tục đóng vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước.

PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh (hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật):

Sandbox - giải pháp đột phá cho fintech phát triển

Động lực phát triển mới của TP.HCM - Ảnh 4.

Trong bối cảnh công nghệ tài chính đang định hình lại tương lai của ngành dịch vụ tài chính, TP.HCM đang hướng đến việc trở thành trung tâm fintech (fintech hub) thông qua phát triển hệ sinh thái và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thay vì theo đuổi mô hình trung tâm tài chính truyền thống vốn đã có sự cạnh tranh gay gắt.

Thực tiễn cho thấy nhiều mô hình kinh doanh và dịch vụ mới xuất hiện chưa có trong khung pháp lý hiện hành.

Để cân bằng giữa mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo với việc bảo vệ thị trường và người dùng, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) được xem là giải pháp then chốt.

Sandbox cho phép "miễn trừ" một số quy định pháp luật trong khuôn khổ được kiểm soát, vừa tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo vừa hạn chế rủi ro cho người dùng cuối.

Để phát triển thành fintech hub, TP.HCM cần tập trung vào một số yếu tố quan trọng. Thứ nhất là xây dựng cộng đồng khởi nghiệp fintech sôi động thông qua việc thiết lập không gian chung và các chương trình hỗ trợ liên tục. Thứ hai là ban hành chính sách

Việc phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế là bước đi tất yếu và cần được thực hiện quyết liệt. Với vị thế sẵn có là trung tâm tài chính hàng đầu cả nước, thành phố có nhiều tiềm năng để vươn tầm khu vực và quốc tế, tuy nhiên cần giải quyết một số thách thức then chốt.

Thách thức đầu tiên là khung pháp lý cần được mở rộng để hội nhập quốc tế. Điển hình như việc cho phép giao dịch ngoại hối - hoạt động phổ biến tại các trung tâm tài chính thế giới nhưng hiện chưa được thực hiện tại Việt Nam.

Song song đó là xây dựng cơ chế thu hút các định chế tài chính lớn thông qua việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và sân chơi rộng mở cho doanh nghiệp.

Về cơ sở hạ tầng, thành phố cần chuẩn bị không gian văn phòng chất lượng cao, hệ thống computer center quy mô lớn và đảm bảo an ninh mạng để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức tài chính quốc tế.

Đặc biệt, việc nâng hạng thị trường chứng khoán là điều kiện quan trọng để thu hút dòng vốn lớn. Các cải tiến như kéo dài giờ giao dịch, nâng cấp công nghệ và áp dụng giao dịch T0 cũng cần được xem xét để phù hợp với văn hóa đầu tư quốc tế.

Học hỏi từ thành công của Singapore - quốc gia mất 30 năm để trở thành trung tâm tài chính hàng đầu, TP.HCM cần tập trung vào chính sách cởi mở và cải cách thể chế. Việc triển khai đề án này nên được thực hiện song song với quá trình tái cơ cấu bộ máy để đảm bảo hiệu quả tối ưu.

TS Trần Quang Thắng (viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TP.HCM):

Những thách thức TP.HCM cần vượt qua

Nhìn vào sự thành công của các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới như New York, London, Singapore, Hong Kong và Dubai, có thể thấy họ đều sở hữu những yếu tố then chốt: cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống pháp lý minh bạch, chính sách ưu đãi thuế hấp dẫn và môi trường kinh doanh thuận lợi. Đây chính là những bài học quý giá cho TP.HCM trong hành trình vươn lên trở thành trung tâm tài chính quốc tế.

Để đạt được mục tiêu này, TP.HCM cần vượt qua nhiều thách thức quan trọng. Trước hết là xây dựng hệ thống pháp lý minh bạch, ổn định và theo chuẩn quốc tế để tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Song song đó là phát triển cơ sở hạ tầng tài chính đồng bộ, bao gồm hệ thống ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán và các định chế tài chính.

Thách thức lớn tiếp theo là nguồn nhân lực chất lượng cao. Thành phố cần có chiến lược đào tạo, thu hút và giữ chân nhân tài trong lĩnh vực tài chính. Đồng thời, phải xây dựng được lợi thế cạnh tranh riêng để thu hút đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các trung tâm tài chính khác trong khu vực.

Ngoài ra, việc đảm bảo ổn định chính trị - kinh tế và bắt kịp xu hướng công nghệ, đặc biệt là fintech và trí tuệ nhân tạo, cũng là những yếu tố quyết định thành công của trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, khu vực tài chính và cộng đồng doanh nghiệp.

Động lực phát triển mới của TP.HCM - Ảnh 6.Phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế: Sứ mệnh quốc gia của TP.HCM

TP.HCM đang đứng trước cơ hội lịch sử để trở thành trung tâm tài chính quốc tế - một giấc mơ được ấp ủ hơn 20 năm với sự ủng hộ từ Bộ Chính trị, mở ra triển vọng mới cho sự phát triển kinh tế không chỉ của thành phố mà còn của cả Việt Nam.

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/phat-trien-tphcm-thanh-trung-tam-tai-chinh-quoc-te-dong-luc-phat-trien-moi-a148442.html