Tại Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) diễn ra ngày 3-1, ông Trần Đình Luân - cục trưởng Cục Thủy sản - trao đổi về các kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep).
Cảng cá không có thẩm quyền kiểm tra kích thước khai thác cá
Về kiến nghị xây chợ đấu giá thủy sản để bán được giá tốt nhất cho ngư dân và tập trung được dữ liệu truy xuất nguồn gốc, ông Luân cho biết việc này không phải không làm được, mà có những vướng mắc.
Theo ông Luân, hiện nay tàu cá đều có đầu nậu đưa tiền cho các tàu đi khai thác, khi về họ thu mua.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị chú trọng chuyển đổi xanh trong nuôi trồng thủy sản - Ảnh: C.TUỆ
Tăng cường kiểm tra việc sử dụng kháng sinh và chất lượng giống
Theo Cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản năm 2024 đạt hơn 9,6 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt hơn 10 tỉ USD, tăng 12% so với năm 2023.
Năm 2025, ngành thủy sản đặt mục tiêu duy trì tổng sản lượng 9,6 triệu tấn, trong đó giảm khai thác còn khoảng 3,66 triệu tấn. Xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 10,5 tỉ USD.
Tại hội nghị, ông Lê Thanh Hòa, phó cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Nafiqpm), bày tỏ lo ngại khi năm 2024 số lô hàng thủy sản xuất vào EU bị cảnh báo và nhiễm dư lượng kháng sinh tăng gần gấp đôi năm trước (43 cảnh báo). Phía EU đã đưa ra những răn đe rất mạnh nếu Việt Nam không xử lý vấn đề này.
Trước tình hình đó, Nafiqpm phối hợp cùng Cục Thủy sản, trực tiếp Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã tới vùng nuôi, nhà máy để kiểm tra, xử lý triệt để.
Ông Trần Đình Luân cho biết năm 2025, Cục Thủy sản phối hợp với Cục Thú y tập trung vào kiểm tra chất lượng, kiểm dịch về giống tôm, giống thủy sản.
Đặc biệt là kiểm tra việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, bởi đây là vấn đề nhức nhối cần phải kiểm soát. Cục Thủy sản sẽ mời cơ quan công an cùng tham gia kiểm tra để xử lý triệt để vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định ngành thủy sản còn nhiều dư địa để phát triển.
Tuy nhiên để phát triển bền vững thì cần giải quyết các vấn đề về kháng sinh, dịch bệnh, siết chặt chất lượng tôm giống, thức ăn, dinh dưỡng. Tăng cường chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn trong thủy sản.
Bên cạnh việc duy trì các đối tượng chủ lực như tôm, cá tra, nhuyễn thể, ông Tiến lưu ý cần đẩy mạnh phát triển các đối tượng nuôi tiềm năng như rong biển, lươn, cá rô phi... để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.
Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/chua-the-lam-cho-dau-gia-thuy-san-do-dau-nau-a148361.html