Đổi mới để đưa Việt Nam thành 'con hổ kinh tế' mới của châu Á

Hội thảo “Đổi mới để vươn mình trong kỷ nguyên mới” thu hút hơn 200 doanh nghiệp và chuyên gia tại TP.HCM, đánh dấu 5 năm Thương hiệu vàng. Sự kiện khơi nguồn cảm hứng đổi mới, mở ra cơ hội nâng tầm thương hiệu Việt trên trường quốc tế.

Đổi mới để đưa Việt Nam thành 'con hổ kinh tế' mới của châu Á - Ảnh 1.

Hội thảo “Đổi mới để vươn mình trong kỷ nguyên mới” do Sở Công Thương TP.HCM, báo Tuổi Trẻ và CSMO Việt Nam phối hợp tổ chức đã thu hút hơn 200 doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế... - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngày 3-1 tại TP.HCM, hội thảo “Đổi mới để vươn mình trong kỷ nguyên mới” do Sở Công Thương TP.HCM, báo Tuổi Trẻ và CSMO Việt Nam phối hợp tổ chức đã thu hút hơn 200 doanh nghiệp,

Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Giải thưởng đã góp phần tôn vinh các thương hiệu tiêu biểu, khẳng định vị thế của doanh nghiệp TP.HCM trong bối cảnh hội nhập. Qua đó, các doanh nghiệp không chỉ nâng cao giá trị thương hiệu mà còn thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.

Chủ đề “Đổi mới và Bền vững” năm nay thể hiện mong muốn đổi mới quy trình tổ chức giải thưởng, đảm bảo tính khách quan, chuyên nghiệp và lan tỏa mạnh mẽ giá trị giải thưởng. Ban tổ chức kỳ vọng xây dựng giải thưởng trở thành biểu tượng uy tín, góp phần vào chiến lược phát triển thương hiệu của TP.HCM và quốc gia, vươn xa tầm khu vực và quốc tế.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Giải thưởng "Thương hiệu vàng TP.HCM" lần thứ 5 và mở màn cho chuỗi chương trình "Đi cùng thương hiệu: Walk & Talk" mùa 3 năm 2025. Tại đây, các chuyên gia và doanh nghiệp đã chia sẻ những chiến lược kinh doanh đột phá cùng câu chuyện thành công, từ đó gợi mở hướng đi mới cho cộng đồng doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu mạnh là then chốt cạnh tranh bền vững

Nhà báo Lê Thế Chữ, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, nhận định TP.HCM đang chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó, đổi mới và sáng tạo không chỉ là yếu tố sống còn cho từng doanh nghiệp mà còn là động lực thúc đẩy nền kinh tế chung.

Đổi mới để đưa Việt Nam thành 'con hổ kinh tế' mới của châu Á - Ảnh 3.

Nhà báo Lê Thế Chữ, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo ông, đổi mới không chỉ dừng lại ở việc áp dụng công nghệ mới mà cần bắt đầu từ sự thay đổi tư duy và mô hình kinh doanh, sẵn sàng từ bỏ tư duy cũ để thử nghiệm các ý tưởng mới.

Lấy ví dụ từ các doanh nghiệp tại hội thảo, ông Chữ đánh giá cao sự chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang đa kênh, kết hợp cửa hàng vật lý với bán hàng trực tuyến, mang lại trải nghiệm tiện lợi cho khách hàng. Nhiều doanh nghiệp cũng ứng dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa sản xuất, tối ưu hóa quy trình và sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường.

Ông Chữ nhấn mạnh, việc tận dụng công nghệ 4.0 như IoT, AI và Big Data đang mở ra cơ hội lớn trong tối ưu hóa sản xuất, dự đoán nhu cầu thị trường, cá nhân hóa sản phẩm, và xây dựng thương hiệu mạnh để tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.

Đổi mới để đưa Việt Nam thành 'con hổ kinh tế' mới của châu Á - Ảnh 4.

Khách mời tham quan các gian hàng bên ngoài hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông cũng khẳng định vai trò của Tuổi Trẻ trong việc lan tỏa tinh thần đổi mới và sáng tạo. Báo đã không ngừng giới thiệu những điển hình thành công, chia sẻ kinh nghiệm, phản ánh khó khăn và thách thức mà doanh nghiệp gặp phải trong hành trình đổi mới. Ngoài ra, Tuổi Trẻ còn tổ chức nhiều hoạt động truyền thông như talkshow Đi cùng thương hiệu Walk&Talk, cuộc thi Thương hiệu tôi yêu, và chương trình khám phá thương hiệu để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về đổi mới sáng tạo.

Nhìn về năm 2025 và những năm tiếp theo, Tuổi Trẻ dự kiến tổ chức hàng loạt sự kiện như hội thảo, tọa đàm, cuộc thi và bình chọn Thương hiệu vàng yêu thích. “Chúng tôi hy vọng với những nỗ lực này, tinh thần đổi mới sẽ được lan tỏa mạnh mẽ hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội” - ông Chữ chia sẻ.

Việt Nam sẽ là “Con hổ kinh tế” tiếp theo của châu Á?

Trong 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế ấn tượng với mức tăng trưởng GDP cao và tỉ lệ nghèo đói giảm đáng kể. Câu hỏi đặt ra là: đâu là động lực thúc đẩy sự phát triển này, và liệu Việt Nam có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong 25 năm tới?

Ông Sam Korsmoe, tác giả cuốn sách "Việt Nam - Ngôi sao đang lên của châu Á", cho biết ông và nhóm nghiên cứu đã thực hiện một dự án nhằm lý giải những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam và dự đoán tiềm năng trong tương lai. Theo ông, nhiều người, kể cả người Việt Nam, chưa thực sự hiểu rõ các động lực này. “Chúng tôi tiếp cận dự án như những nhà khoa học, đặt ra giả thuyết và kiểm nghiệm chúng” - ông chia sẻ.

Đổi mới để đưa Việt Nam thành 'con hổ kinh tế' mới của châu Á - Ảnh 5.

Ông Sam Korsmoe - nhà tư vấn, chuyên gia kinh tế về Việt Nam - chia sẻ góc nhìn độc đáo về sự trỗi dậy mạnh mẽ của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là vai trò tiên phong của TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nghiên cứu tập trung vào giả thuyết rằng Việt Nam có thể phát triển theo hướng mà Đài Loan và Hàn Quốc đã thành công trong quá khứ, trở thành "con hổ kinh tế tiếp theo của châu Á". Để làm rõ khái niệm “nền kinh tế con hổ”, nhóm nghiên cứu đã xây dựng sáu tiêu chí đánh giá: xuất khẩu, công nghiệp hóa, chuyên môn hóa, thị trường, định hướng lãnh đạo, và đổi mới lãnh đạo.

Theo kết quả nghiên cứu, Việt Nam hiện đáp ứng khá tốt hầu hết các tiêu chí, dù công nghiệp hóa vẫn là điểm cần cải thiện. Ông Korsmoe lưu ý rằng việc phát triển cơ sở hạ tầng và chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp là yếu tố quan trọng để nâng cao mức độ công nghiệp hóa. Đổi mới sáng tạo, tức khả năng ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số trong các lĩnh vực kinh tế, cũng là một yếu tố quyết định.

Ông chỉ ra tám động lực chính giúp Việt Nam có tiềm năng lớn, trong đó nổi bật là chiến lược "Trung Quốc +1", khi các nhà sản xuất chuyển dịch khỏi Trung Quốc để tận dụng lợi thế của Việt Nam. Lợi thế dân số trẻ, với hơn 100 triệu người, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ và vai trò nổi bật của phụ nữ trong nền kinh tế, cũng được ông đánh giá cao. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của Internet, các tài nguyên thiên nhiên phong phú, và tác động của cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ cũng mang đến nhiều cơ hội.

Ông cũng nhấn mạnh vai trò của các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội và Cần Thơ trong việc dẫn dắt sự phát triển. Những địa phương này cần tiếp tục đổi mới sáng tạo, nâng tầm các lĩnh vực như sự kiện, ẩm thực và điện ảnh, để trở thành điểm đến tầm cỡ quốc tế.

“Chúng ta cần Think Big - nghĩ lớn, ước mơ lớn và thực hiện chúng một cách bền bỉ” - ông Korsmoe nhấn mạnh. Ông gợi ý rằng TP.HCM nên trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện mang tầm vóc toàn cầu như các show diễn lớn. “Nghĩ lớn cũng đồng nghĩa với việc đầu tư cho nguồn nhân lực tương lai, xây dựng các thương hiệu toàn cầu, và nâng cao văn hóa Việt Nam trên sân khấu thế giới. Tuy nhiên, cần song song nhận diện rủi ro để phát triển bền vững”.

Tuy nhiên, ông Korsmoe cũng cảnh báo rằng Việt Nam đối mặt với thách thức lớn trong việc tránh "bẫy thu nhập trung bình". Để duy trì sự phát triển bền vững, cần đầu tư vào giáo dục, cải thiện cơ sở hạ tầng và thực hiện các cải cách chính sách. "Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng. Nếu tận dụng tốt cơ hội, quốc gia này không chỉ là ngôi sao đang lên mà còn có thể trở thành ngôi sao dẫn đầu của châu Á" - ông khẳng định.

Đổi mới để đưa Việt Nam thành 'con hổ kinh tế' mới của châu Á - Ảnh 5.Thương hiệu vàng TP.HCM: Động lực nâng cao uy tín thương hiệu

Giải thưởng Thương hiệu vàng đã tạo động lực cho các doanh nghiệp nâng cao giá trị và uy tín thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội này để cải tiến sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng xu hướng tiêu dùng và mở rộng thị trường...

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/doi-moi-de-dua-viet-nam-thanh-con-ho-kinh-te-moi-cua-chau-a-a148237.html