Tại sao phố vải mà không là chợ vải Soái Kình Lâm như xưa nay vẫn gọi?

Nhiều người thắc mắc cách dùng từ 'phố vải Soái Kình Lâm' đã hợp lý chưa, vì sao không gọi là 'chợ vải' như xưa nay vẫn gọi?

Phố vải Soái Kình Lâm ở quận 5: Sao không phải chợ vải như xưa nay vẫn gọi? - Ảnh 1.

Bảng hiệu phố vải Soái Kình Lâm trên đường Đỗ Ngọc Thạnh, quận 5 - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Sau khi những bảng hiệu có cụm từ "phố vải

Những tấm bảng hiệu phố vải Soái Kình Lâm treo trước cửa các hộ buôn bán - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Bà Kiều nhấn mạnh không thể gọi "phố vải Soái Kình Lâm" là chợ, vì chợ phải có ban quản lý, bán trong nhà lồng. Còn phố vải chỉ là các tuyến đường tập trung buôn bán, có người bán trong nhà, có hộ kinh doanh, có doanh nghiệp... nên dùng từ "phố".

Lãnh đạo quận 5 cho biết thêm với đặc thù văn hóa quận 5 "buôn có bạn, bán có phường", các tuyến phố chuyên doanh này góp phần thể hiện văn hóa kinh doanh Chợ Lớn xưa.

Theo PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng (giảng viên cao cấp khoa văn hóa học Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM), từ "phố" và "chợ" tuy có ý nghĩa khác nhau nhưng cũng gần giống nhau.

"Chợ là chỉ nơi buôn bán. Còn phố không chỉ là nơi để buôn bán mà còn là nơi để tham quan", ông Thắng nói.

Cũng theo ông Thắng, nhiều khu vực vẫn sử dụng từ "phố" với ý nghĩa giống một khu đô hội, không chỉ biểu thị việc buôn bán mà còn thể hiện sự đô thị hóa cao.

Từ phố trong "phố vải Soái Kình Lâm" có thể được dùng để thể hiện ý nghĩa này.

Phố vải Soái Kình Lâm ở quận 5: Sao không phải chợ vải như xưa nay vẫn gọi? - Ảnh 3.Tuyến phố Đông y - điểm đến thu hút du khách TP.HCM

Từ ngày 23 đến 26-2, UBND Quận 5, TP.HCM sẽ tổ chức Tuần lễ Đông y lần thứ III năm 2017 tại khu vực phố Đông y, phường 10, quận 5, thuộc các tuyến đường Lương Nhữ Học, Hải Thượng Lãn Ông, Triệu Quang Phục...

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/tai-sao-pho-vai-ma-khong-la-cho-vai-soai-kinh-lam-nhu-xua-nay-van-goi-a148177.html