Mở rộng thêm nhà máy, đa dạng sản phẩm nâng cao chất lượng, đầu tư công nghệ chế biến sâu để "chiều" người tiêu dùng... là cách mà các doanh nghiệp Việt đang thực hiện nhằm mở đường vào thị trường Biến Việt Nam thành một mắt xích của chuỗi cung ứng cho thị trường Halal 10.000 tỉ USDHợp tác công nghiệp Halal, hàng Việt nhiều cơ hội đến với 1/4 dân số thế giớiThị trường thực phẩm Halal - 'con gà đẻ trứng vàng'
"Nông sản thực phẩm của Việt Nam đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với chứng nhận Halal, ví dụ như chứng nhận VietGAP, GobalGAP, chứng nhận hữu cơ, HACCP, ISO... và được người Hồi giáo ưa chuộng. Chưa kể nông sản Việt có thể chinh phục thị trường hàng ngàn tỉ USD nhờ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng với các nước từ Hiệp định thương mại tự do (FTA)... Nhưng nhìn lại, bộ tiêu chuẩn Halal thống nhất chưa có, nó là rào cản lớn đối với các sản phẩm muốn thâm nhập thị trường này", vị này nói.
Theo một lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các nước Trung Đông có nhu cầu nhập khẩu thực phẩm lên tới 80%, tương đương 40 tỉ USD mỗi năm. Đặc biệt, nhu cầu nhập khẩu thực phẩm, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của thị trường này lại tương đồng với thế mạnh của Việt Nam. Chưa kể, mức thuế nhập khẩu rất thấp, chỉ từ 0 - 5%, tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp.
"Cơ hội là rất nhiều nhưng vẫn có nhiều thách thức mà các doanh nghiệp phải đối diện khi xuất khẩu. Vấn đề quan trọng là vẫn phải xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường một cách bài bản. Từ đó làm nền tảng cho việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu có chất lượng, quy cách, mẫu mã phù hợp...", vị này nhấn mạnh.
Thị trường Trung Đông tăng nhập hàng thủy sản Việt Nam
Theo ông Trương Đình Hòe - tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nhờ có sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, lãnh đạo ban ngành liên quan, hàng thủy sản VN đã được nhiều thị trường Trung Đông biết đến và nhập khẩu ngày càng nhiều.
"Chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu cũng ngày càng được nâng cao do phải tuân thủ quy chuẩn nghiêm ngặt. Trong đó, cá ngừ và cá tra là hai mặt hàng chiếm tỉ trọng ở Trung Đông, dự báo sẽ có doanh số lớn trong thời gian tới. Cơ hội lớn nên ở đâu có Halal, ở đó có... doanh nghiệp của ta", ông Hòe nói.
Cũng theo ông Hòe, 11 tháng năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản (với mức tăng trưởng 18%) chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Thị trường này lần đầu nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất (sau Trung Quốc) nhờ "đánh" mạnh vào sản phẩm tiêu chuẩn Halal.
"Người tiêu dùng Trung Đông (Israel, Saudi Arabia, UAE và Qatar) chuộng cá ngừ đóng hộp, cá tra phi lê, cắt khúc và cá nguyên con đông lạnh... chuẩn Halal. Thực tế, các doanh nghiệp Việt đã xuất khẩu khoảng 70% cá ngừ đóng hộp sang Israel (quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong khu vực). Riêng cá tra gắn với tiêu chuẩn Halal ở thị trường UAE tăng đến 28%", ông Hòe thông tin.
Doanh nghiệp lo chuỗi cung ứng bị đứt gãy
Dù khẳng định tiềm năng lớn của thị trường Halal, không chỉ cá ngừ, cá tra mà còn có thể mở rộng một số loại cá nước ngọt khác, ông Phạm Quang Thuận, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở TP Nha Trang, cho rằng khi đưa hàng vào thị trường Halal, doanh nghiệp sẽ phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Tuy nhiên theo ông Thuận, thách thức lớn nhất khi khai thác thị trường này là những biến động chính trị và xung đột trong khu vực Trung Đông chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt, làm đứt gãy chuỗi cung ứng. "Doanh nghiệp rất sợ rủi ro này nên ngoài cơ hội lớn, mỗi doanh nghiệp phải tính toán xây dựng giải pháp riêng cho mình, để tránh "vỡ trận" nếu chẳng may gặp rủi ro", ông Thuận nói.
Các nước đẩy mạnh khai thác thị trường Halal
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Việt Nam đang có gần 1.000 doanh nghiệp được chứng nhận Halal. Tuy nhiên VN vẫn chưa hình thành được các hệ sinh thái Halal trong khi những quốc gia cung cấp lớn, nhiều kinh nghiệm lại đang chiếm lĩnh thị phần lớn như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Brazil...
Xuất hiện năm 1994, ngành công nghiệp Halal của Hàn Quốc vượt qua khó khăn, sản xuất nhiều sản phẩm có chứng nhận Halal từ mì ăn liền đến kim chi, thực phẩm chức năng, dầu gội đầu và mở rộng ra cả ngành logistics, dịch vụ lưu trú...
Giải pháp mà Hàn Quốc đặt ra là học hỏi kinh nghiệm và hợp tác với các quốc gia Hồi giáo chiếm đa số; thành lập Viện nghiên cứu ngành công nghiệp Halal (KIHI) nhằm nghiên cứu chuyên sâu, đào tạo và cố vấn cho các doanh nghiệp trong ngành Halal Hàn Quốc.
Trong khi đó, dù có tỉ trọng nông nghiệp rất thấp trong GDP, chỉ mới tự chủ được khoảng 10% nhu cầu thực phẩm, 90% còn lại là nhập khẩu nhưng thực phẩm chế biến là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn của Singapore, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 9 tỉ USD/năm. Trong đó, tới 70% giá trị xuất khẩu với khoảng 50.000 mặt hàng là các mặt hàng có chứng nhận Halal.
Theo các doanh nghiệp, nguyên nhân là Singapore có hệ thống chứng nhận Halal rất tốt, được thừa nhận bởi các quốc gia Hồi giáo; có hệ thống hạ tầng logistics và thương mại quốc tế; hệ thống phân phối sản phẩm Halal được phân bổ rộng tại nhiều chuỗi siêu thị và cửa hàng lớn...
Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/doanh-nghiep-viet-khai-pha-thi-truong-halal-a147007.html