Buồn của nền kinh tế giàu nhất châu Á: Một quy định trở thành ‘bức tường vô hình’, tự đẩy quốc gia từng đông dân nhất vào vòng xoáy ‘thiếu thốn’ bất tận, kéo tụt đà tăng trưởng thần tốc

Nhóm người dân được kỳ vọng nhiều nhất trong việc đẩy mạnh tỷ lệ sinh đang khiến Bắc Kinh thất vọng.

Buồn của nền kinh tế giàu nhất châu Á: Một quy định trở thành ‘bức tường vô hình’, tự đẩy quốc gia từng  đông dân nhất vào vòng xoáy ‘thiếu thốn’ bất tận, kéo tụt đà tăng trưởng thần tốc- Ảnh 1.

Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc tìm cách để cải thiện tỷ lệ sinh, Bắc Kinh cho rằng có một nhóm người dân luôn muốn có nhiều con, đó là các cặp vợ chồng sống ở nông thôn. Tuy nhiên, họ đã sai.

Nghiên cứu cho thấy, những người lao động di cư ở nông thôn cũng e ngại về việc lập gia đình. Nguyên nhân chủ yếu là do quy định đăng ký hộ khẩu của Trung Quốc. Từ những năm 1950, quy định này phân chia rõ ràng về khu vực nông thôn hoặc thành thị, khiến những người lao động ở nông thôn khó có thể đưa con cái đi cùng. Đây dường như là một “bức tường vô hình” đối với họ.

Khi Trung Quốc bắt đầu cải cách nền kinh tế vào những năm 1980, hầu hết người dân vẫn sống ở các làng mạc và nông thôn. Những cơ hội kinh tế mới đã đưa hàng triệu người đến làm việc tại các nhà máy, công trường xây dựng ở thành phố. Một phần do những hạn chế về quy định cư trú, trẻ nhỏ thường ở lại quê với ông bà hoặc họ hàng.

Theo đó, nhiều đứa trẻ ở các vùng quê, sống xa bố mẹ khi lớn lên đã trở thành lao động nhập cư. Nhiều người trong số đó đã né tránh những khó khăn tương tự như khi họ còn nhỏ, đó là sinh con nhưng thể sống gần con.

Zhao, 27 tuổi, đã lớn lên cùng ông ba khi bố mẹ cô phải chạy đôn chạy đáo từ thành phố này sang thành phố khác để tìm việc. Cô chia sẻ rằng mình sẽ không vội kết hôn hoặc sinh con. Zhao cho hay: “Tôi quá hiểu những nỗi buồn của đứa trẻ bị bỏ lại ở quê.”

Khi còn nhỏ, ông bà Zhao không biết chữ và làm nông ở trong ngôi làng thuộc tỉnh Quý Châu. Ít được chăm sóc, Zhao và chị gái cô gần như không thể hoàn thành chương trình học nghề. Zhao cho biết cô không muốn thế hệ tiếp theo cũng giống như mình.

Dù 66,7% người dân Trung Quốc đang sống ở các thành phố, nhưng chỉ 48% có quyền cư trú tại những nơi này. Do đó, khoảng 250 triệu người không được hưởng nhiều phúc lợi tại nơi họ làm việc. Theo dữ liệu gần nhất từ Bộ Nguồn Nhân lực và An sinh Xã hội Trung Quốc, năm 2017, chỉ khoảng 22% lao động nhập cư tham gia vào các chương trình lương hưu tại nơi làm việc của họ ở thành phố hoặc có bảo hiểm y tế.

Một số nhà nhân khẩu học cho rằng, việc xoá bỏ hệ thống đăng ký hộ khẩu là một cách để Bắc Kinh có thể tăng tỷ lệ sinh, trong bối cảnh dân số suy giảm và già đi.

Theo một bài nghiên cứu năm 2021 do nhà xã hội học Min Zhou, làm việc tại Đại học Victoria, Canada, những hạn chế về vấn đề cư trú cũng làm giảm đáng kể mong muốn sinh con thứ 2 của phụ nữ là lao động di cư so với phụ nữ thành thị.

Đối với nhiều công nhân sống ở nông thôn, cuộc sống ở thành phố cũng có nhiều khó khăn. Họ phải sống ở những ký túc xá của công ty, hay thuê nhà chung với các công ty khác vì không đủ tiền mua nhà.

Các hộ gia đình nông của Trung Quốc có thu nhập khả dụng thấp hơn một nửa so với khu vực thành thị, trung bình khoảng 3.000 USD so với mức hơn 7.000 USD ở các thành phố, dữ liệu chính thức năm 2023 cho thấy.

Trung Quốc hiện có số trẻ em có cha mẹ là lao động nhập cư và sống xa gia đình cao nhất thế giới, ở mức 67 triệu trẻ vào năm 2020.

Tổ chức phi lợi nhuận On the Way to School ở Bắc Kinh, đã khảo sát 3.501 trẻ em “bị bỏ lại” vào năm 2020, nhận thấy rằng hơn 1/10 trong số đó đã không gặp cha mẹ mình trong suốt năm trước đó. Khoảng 1/4 trẻ cho biết bố mẹ chỉ gọi điện thoại về 1 lần trong 3 tháng.

Zhou Shen, 32 tuổi, một ca sĩ nổi tiếng ở Trung Quốc, gần đây đã chia sẻ trên Xinhua về nỗi buồn khi có bố mẹ là lao động di cư rằng: “Ước mơ của tôi là được đến trường với giày dép và quần áo tươm tất, không phải lo về những bữa ăn.”

Bắc Kinh đã dở bỏ hạn chế với chính sách một con trước đây. Tuy nhiên, Jack Goldstone, nhà xã hội học tại Đại học George Mason, cho biết những quan điểm cũ về việc các gia đình ở nông thôn cần nhiều con để làm nông nay đã thay đổi hoàn toàn.

Tại Trung Quốc, số lượng trẻ sơ sinh trong năm nay dự kiến sẽ tiếp tục giảm. Tổng số lượt đăng ký kết hôn là 4,7 triệu trong 3 quý đầu năm, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.

Hồi tháng 10, các cơ quan y tế Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát trên toàn quốc, tập trung vào khu vực nông thôn và thị trấn nhỏ, để tìm hiểu lý do tại sao người dân không muốn sinh con. Cùng thời điểm đó, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã công bố một loạt các biện pháp nhằm khuyến khích tăng tỷ lệ sinh, bao gồm yêu cầu các thành phố mở rộng quy mô bảo hiểm sinh đẻ cho lao động nhập cư.

Tham khảo WSJ

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/buon-cua-nen-kinh-te-giau-nhat-chau-a-mot-quy-dinh-tro-thanh-buc-tuong-vo-hinh-tu-day-quoc-gia-tung-dong-dan-nhat-vao-vong-xoay-thieu-thon-bat-tan-keo-tut-da-tang-truong-than-toc-a146719.html