BAF Việt Nam vừa có nghị quyết nhận chuyển nhượng 99,99% vốn góp tại Công ty TNHH Tuyết Hoa Đắk Lắk, một doanh nghiệp có vốn điều lệ là 50 tỉ đồng, ngành kinh doanh chính là Đồng Nai đẩy mạnh bảo vệ môi trường trong chăn nuôiNhiều 'đại bàng' rót vốn, vì sao nông dân Việt Nam vẫn gặp khó với thức ăn chăn nuôi?Tiết lộ doanh thu khủng của 'đế chế chăn nuôi' C.P. Việt Nam
Đáng chú ý, trong ngày 30-10-2024, BAF công bố thông tin nhận chuyển nhượng cổ phần tại sáu công ty, với tỉ lệ sở hữu từ 49-95%.
Các công ty này chủ yếu ở Quảng Trị như Công ty cổ phần Toàn Thắng, Công ty cổ phần Hoàng Kim QT, Công ty cổ phần Việt Thái HT ở Quảng Trị… và nhận sở hữu 95% vốn Công ty TNHH chăn nuôi công nghệ cao Khuyên Nam Tiến.
Khuyên Nam Tiến là công ty thành lập vào tháng 8-2024, có trụ sở chính tại Đắk Lắk và vốn điều lệ 50 tỉ đồng.
Đại diện pháp luật Công ty Khuyên Nam Tiến là bà Lê Thị Tuyết, cũng là đại diện pháp luật của Công ty TNHH Tuyết Hoa Đắk Lắk mà BAF vừa công bố nhận chuyển nhượng cổ phần.
Chưa hết, hồi đầu tháng 9-2024, BAF nhận chuyển nhượng 2,8 triệu cổ phần, tương đương 40% vốn điều lệ Công ty cổ phần sản xuất Rừng Xanh (Đắk Lắk).
Trong buổi trao đổi với các nhà đầu tư vào đầu tháng 11-2024, đại diện BAF cho biết năm doanh nghiệp được mua lại 49% vốn điều lệ đều có quỹ đất, đang hoàn thiện pháp lý và BAF sẽ mua lại toàn bộ cổ phần sau khi hoàn tất các thủ tục.
BAF là doanh nghiệp được thành lập từ năm 2017, hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, chế biến và cung cấp thực phẩm.
Theo báo cáo của Công ty cổ phần chứng khoán DSC, tổng đàn heo của BAF đã tăng 74% từ cuối năm 2023 đến quý 3-2024 (từ khoảng 330.000 con lên hơn 500.000 con). Việc mở rộng đàn heo giúp BAF tăng sản lượng heo thương phẩm có thể lên tới 1 triệu con.
Việc liên tục thâu tóm các công ty chăn nuôi và xây dựng trang trại mới sẽ giúp BAF tăng thị phần thịt heo. Tuy nhiên, quy mô đàn lớn đòi hỏi hệ thống quản lý chặt chẽ để kiểm soát dịch bệnh và chất lượng sản phẩm.
Đồng thời việc mở rộng nhanh khiến cho chi phí ban đầu tăng mạnh, có thể gây áp lực lên dòng tiền và lợi nhuận trong ngắn hạn. Tính đến cuối quý 3-2024, mảng chăn nuôi đang chiếm hơn 60% tỉ trọng doanh thu của BAF, biên lợi nhuận gộp tổng ở mức 17%.
Theo trung tâm phân tích của Công ty cổ phần chứng khoán Tiên Phong, Luật Chăn nuôi năm 2018 có hiệu lực từ 2020 nghiêm cấm hành vi chăn nuôi trong khu vực không được phép của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư.
Các địa phương có 5 năm chuẩn bị, hạn chót đến ngày 1-1-2025, buộc phải di dời các cơ sở chăn nuôi không phù hợp.
Quy định này sẽ khiến một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ phải ngừng hoạt động nếu không thể di dời, làm nguồn cung bị thu hẹp. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn mở rộng thị phần.
Sản lượng thịt heo được tiêu thụ tại Việt Nam năm 2025 ước khoảng 3,9 triệu tấn, tăng 3,3% so với năm 2024.
Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/dai-gia-nuoi-heo-baf-thau-tom-them-mot-cong-ty-chan-nuoi-a146680.html