Tập đoàn Giá cước vận tải biển đi Mỹ giảm mạnh, vì sao?Vận tải biển: Cơn ác mộng biển Đỏ
Với mỗi chuyến khứ hồi dài 180km, sà lan này không chỉ đảm bảo vận chuyển hàng hóa hiệu quả mà còn góp phần giảm 778 tấn CO2 mỗi năm.
Sà lan điện 100% này khá đặc biệt. Sản phẩm được thiết kế bởi đội ngũ R&D của CMA CGM cùng sự hợp tác với nhà sản xuất pin hàng đầu thế giới là CATL.
Đồng thời sà lan được cấp chứng nhận sử dụng 100% năng lượng tái tạo và có khả năng vận chuyển 50.000 TEUs mỗi năm. Dự kiến sà lan sẽ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2026.
Một điểm nhấn trong dự án là sự hợp tác giữa CMA CGM và Nike. Hãng thời trang thể thao hàng đầu này đã cam kết sử dụng sà lan điện để vận chuyển hàng hóa từ Bình Dương đến Gemalink, góp phần tối ưu hóa chuỗi cung ứng xanh.
Để hỗ trợ hoạt động của sà lan điện, cảng Gemalink sẽ triển khai hệ thống điện mặt trời sản xuất 1 GWh năng lượng tái tạo mỗi năm. Nguồn điện này không chỉ cung cấp năng lượng cho các trạm sạc mà còn đóng góp vào mục tiêu dài hạn của CMA CGM: đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Dự án không chỉ thúc đẩy kinh tế địa phương mà còn tạo ra một di sản bền vững. Thông qua việc đào tạo nhân lực và phát triển công nghệ xanh, CMA CGM đang góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và logistics bền vững.
Đồng thời, dự án còn đặt nền móng để nhân rộng mô hình này tại các quốc gia khác, thúc đẩy chuyển đổi xanh trên toàn cầu.
Trước đó, ngày 19-11, ông Mathieu Friedberg, phó chủ tịch cấp cao Tập đoàn vận tải biển và logistics CMA-CGM của Pháp, đề xuất với Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về dự án triển khai sà lan điện, ban đầu sẽ vận hành trên các tuyến đường thủy nội địa tại Việt Nam.
Tập đoàn đang khai thác 4 hãng tàu, phục vụ khai thác 6 cảng biển quốc tế tại Việt Nam, với 15 chuyến quốc tế đi châu Âu, Hoa Kỳ, một số tuyến dịch vụ kết nối với các cảng.
Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/hang-tau-lon-thu-ba-tren-the-gioi-dau-tu-sa-lan-dien-tai-viet-nam-a145487.html