Sáng 22-11, Quốc hội nghe tờ trình, thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi. Trình bày tờ trình, Phó thủ tướng Lê Thành Long cho biết sửa Luật Đề xuất nền tảng bán hàng xuyên biên giới không hiện diện ở Việt Nam cũng bị đánh thuếĐỌC NGAY
Lý do theo các đại biểu, sản phẩm này không phải là nguyên nhân chính và duy nhất gây ra bệnh thừa cân béo phì, trong khi nếu bổ sung thuế không chỉ tác động không thuận tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất nước mà còn có thể ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp phụ trợ.
Nêu ý kiến thảo luận tại tổ sau đó, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (Bến Tre) cho rằng đánh thuế với nước giải khát có hàm lượng đường nhưng cần phải định nghĩa rõ ràng đó là nước gì.
“Đánh thuế áp dụng với nước ngọt có gas hay là gồm cả nước trái cây, rau quả, nước uống để giải khát? Vấn đề này doanh nghiệp băn khoăn lắm, không biết có bị đánh thuế hay không?” - đại biểu Sơn hỏi.
Lo chính sách đánh thuế không rõ ràng, cần có lộ trình
Ông Sơn dẫn chứng tại Bến Tre, người nông dân và doanh nghiệp sản xuất, chế biến từ dừa đang rất lo lắng bởi quy định không rõ ràng này. Hiện trái dừa Bến Tre chiếm 70% cả nước, mặc dù ngọt và có đường nhưng vẫn là nước uống từ thiên nhiên.
Do đó việc quy định hàm lượng đường cần phải rõ ràng, với các mức áp thuế cụ thể cho hàm lượng đường trong sản phẩm, thay vì đánh thuế cả gói.
“Bến Tre xuất khẩu từ dừa với doanh thu hằng năm 500 triệu USD, các sản phẩm như nước dừa đóng lon, sữa dừa sản xuất… Vậy việc đánh thuế như vậy có nghĩ đến phát triển của ngành? Chúng tôi đang muốn bảo vệ sản phẩm này, vườn dừa chiếm 80.000ha, cây bản địa, công nghiệp, nên cần làm rõ chứ đánh thuế chung chung sẽ ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp” - đại biểu Sơn nói.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình) thì đồng tình việc áp thuế với nước giải khát có đường, bởi mặt hàng này là một trong những nguyên nhân gây thừa cân, béo phì và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Dù vậy bà Ngọc cho rằng dự thảo chưa đánh giá kỹ tác động của chính sách tới doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung căn cứ, quy định rõ hàm lượng đường cho phù hợp để dễ triển khai trong thực tiễn.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng chưa có tư liệu khoa học để chứng minh đầy đủ nước giải khát có đường là nguyên nhân chính gây ra bệnh thừa cân, béo phì.
Do đó dù đồng tình với việc đánh thuế nhưng bà Thanh cho rằng cần có lộ trình gắn với năng lực chuyển đổi của doanh nghiệp, và người dân dần thay đổi nhận thức về tiêu dùng.
Đánh thuế để tăng thu hay điều chỉnh hành vi tiêu dùng?
Đối với việc áp dụng thuế với bia rượu, đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) cho rằng lộ trình đến năm 2030 tăng thuế 100% với rượu bia, song lại chưa đánh giá kỹ tác động việc áp thuế tới các ngành nghề.
"Cần xác định việc tăng thuế có ảnh hưởng tới nguồn thu và phát triển kinh tế của địa phương hay không?" - bà Hiền đặt câu hỏi.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm định hướng sản xuất, tiêu dùng, song dự thảo thể hiện đang nghiên về việc đánh thuế là để giữ nguồn thu, tăng thu chứ chưa rõ định hướng tiêu dùng.
Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/dai-bieu-lo-nong-dan-thiet-khi-chinh-sach-danh-thue-nuoc-giai-khat-co-duong-khong-ro-rang-a140587.html