Tại buổi lễ, ông Tạ Xuân Chánh - giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định - cho biết đến nay, Bình Định có 13 tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thời kỳ Champa được công nhận là bảo vật quốc gia.
Độc đáo sư tử đá thành Đồ Bàn
Theo ông Chánh, hai tượng
Hai tượng sư tử đá được phát hiện năm 1992, tại khu vực Bả Canh, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn - gần tháp Cánh Tiên, thuộc phạm vi thành Đồ Bàn - Ảnh: LÂM THIÊN
Hai tượng sư tử đá được phát hiện năm 1992, tại khu vực Bả Canh, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, gần tháp Cánh Tiên, thuộc phạm vi thành Đồ Bàn.
Đầu sư tử được tạc ngẩng cao, trán đeo vương miện được trang trí bởi chuỗi hạt tròn kết dải và các họa tiết giống hình cánh sen - Ảnh: LÂM THIÊN
Phần miệng há to, lộ hàm răng sắc nhọn, răng nanh hai bên chìa ra ngoài. Cổ ngắn, đeo vòng lục lạc kết hợp với tua đính. Bốn chân sư tử ngắn, mập, cổ chân trang trí hạt chuỗi tròn kết dải.
Ông Chánh cho rằng hai tượng sư tử được diễn tả khá độc đáo về hình khối trong phong cách thể hiện.
Về phong cách nghệ thuật, hai tượng sư tử thành Đồ Bàn thể hiện tính chất hiện thực, trang trí đơn giản, phần môi trên có những đường gờ nổi chạy dọc song song tương đồng với sư tử phong cách Trà Kiệu.
Phần miệng sư tử xuất hiện chiếc răng nanh giống như tượng sư tử và Makara trong phong cách Tháp Mẫm.
"Hai tượng sư tử thành Đồ Bàn được xem là những tượng sớm nhất thuộc phong cách Tháp Mẫm và có tạo hình tư thế độc đáo nhất trong lịch sử điêu khắc tượng sư tử của Champa", ông Chánh chia sẻ.
Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/su-tu-da-thanh-do-ban-thanh-bao-vat-quoc-gia-a140365.html