Cố vấn trưởng “quỹ tỷ đô” Dragon Capital cắt nghĩa thanh khoản: “Dù bán nhanh nhưng mất giá thì cũng không phải là thanh khoản!”

PGS.TS. Đỗ Hoài Linh cũng đồng quan điểm: “Các bạn cho rằng ‘thanh khoản’ là khả năng chuyển đổi thành tiền của một tài sản là hoàn toàn đúng nhưng chưa đủ".

Cố vấn trưởng “quỹ tỷ đô” Dragon Capital cắt nghĩa thanh khoản: “Dù bán nhanh nhưng mất giá thì cũng không phải là thanh khoản!”- Ảnh 1.

Tập 5 The Moneyverse với sự tham gia của đại diện Top 3 đến từ Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp.HCM, Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên và Trường Đại học Hoa Sen. Được biết, đây là sân chơi thực tế dành cho GenZ – thế hệ lao động mới cũng như những nhà đầu tư mới.

Ban giam khảo được biết là các chuyên gia tài chính, kinh tế có tiếng trên thị trường, bao gồm PGS.TS. Đỗ Hoài Linh - Chuyên gia Tài chính cá nhân; Ông Hans Nguyễn - Cố vấn Trưởng Dragon Capital Việt Nam; Ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng kiêm Trưởng Ban Đào tạo và Phát triển, CTCP Chứng khoán SSI; TS. Nguyễn Xuân Quang - Phó Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Tập 5 còn xuất hiện MC Khánh Vy - Người dẫn chương trình truyền hình, nhà sáng tạo nội dung có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội và Nhà sáng tạo nội dung Thầy Beo U40 (tên thật là Trần Tuấn Đạt).

Từ khoá được chương trình đưa ra lần này là “Thanh khoản”. Thực tế, chúng ta nghe rất nhiều về thanh khoản, song không phải ai cũng hiểu đúng bản chất của cụm từ này. MC Khánh Vy cũng bày tỏ biểu cảm “sốc” bởi đây theo cô là một từ khóa khó. Cô cho biết đã từng nghe qua nhưng chưa thực sự hiểu nghĩa của nó.

Tại đây, PGS.TS. Đỗ Hoài Linh giải thích: “Các bạn cho rằng ‘thanh khoản’ là khả năng chuyển đổi thành tiền của một tài sản là hoàn toàn đúng nhưng chưa đủ. Cần phải chỉ ra được rằng khả năng chuyển đổi này được đo bởi hai cấu phần, gồm: thời gian chuyển đổi nhanh/chậm và sự ít mất giá”.

Cố vấn trưởng “quỹ tỷ đô” Dragon Capital cắt nghĩa thanh khoản: “Dù bán nhanh nhưng mất giá thì cũng không phải là thanh khoản!”- Ảnh 2.

Ảnh: PGS.TS. Đỗ Hoài Linh.

Tiếp lời, ông Hans Nguyễn cho biết: “Chúng ta thường chỉ để ý về mặt thời gian nhanh thôi nhưng quên mất là phải được giá nữa! Bán được giá mới là thanh khoản, dù cho bán nhanh nhưng mất giá thì cũng không phải là thanh khoản”.

Kết thúc vòng đầu tiên, Trường Đại học Hoa Sen được xếp thứ nhất với ưu điểm đã chỉ ra được gần như đầy đủ các yếu tố quan trọng của khái niệm. Xếp sau, lần lượt là Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp.HCM và Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên.

Vòng thứ hai, chương trình cung cấp một bối cảnh kinh tế giả định với GDP đạt 5-6% trong 5 năm liền. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt 15%. Lạm phát đạt 5%. Ngân hàng Nhà nước liên tục giảm lãi suất, về mức trước khủng hoảng tài chính. Thị trường chứng khoán kéo dài thời gian giao dịch và nới biên độ giao động giá. Kinh tế tăng trưởng tốt, chính sách tiền tệ nới lỏng. Tăng trưởng lợi nhuận của thị trường chứng khoán đạt lợi nhuận hai chữ số/năm. Sau khi nhận được đề bài về bối cảnh, các đội phân bổ tài sản như sau:

+ Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên quyết định phân bổ tài sản như sau: 20% kim loại quý, 30% cổ phiếu ngân hàng, 5% cổ phiếu thép, 10% cổ phiếu hàng tiêu dùng, 10% căn hộ chung cư, 20% gửi tiết kiệm và 5% tiền mặt.

+ Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp.HCM là 40% cổ phiếu ngân hàng, 18% cổ phiếu thép, 12% cổ phiếu hàng tiêu dùng, 25% căn hộ chung cư, 3% gửi tiết kiệm và 2% tiền mặt.

+ Trường Đại học Hoa Sen: 5% kim loại quý, 30% cổ phiếu ngân hàng, 10% cổ phiếu thép, 30% cổ phiếu hàng tiêu dùng, 5% căn hộ chung cư, 5% dầu mỏ, 10% gửi tiết kiệm và 5% tiền mặt.

Trường Đại học Hoa Sen tiếp tục dẫn đầu khi là đội chiến thắng giành được nguồn lực lớn nhất để mang vào hành trình đầu tư giả lập tiếp theo sau khi kêu gọi vốn, theo sau là Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp.HCM và Khoa Quốc tế Đại học Thái Nguyên.

Cố vấn trưởng “quỹ tỷ đô” Dragon Capital cắt nghĩa thanh khoản: “Dù bán nhanh nhưng mất giá thì cũng không phải là thanh khoản!”- Ảnh 3.

Ảnh: Ban giám khảo tập 5 có sự xuất hiện của MC Khánh Vy.

Tại vòng thi cuối cùng, thử thách liên quan đến từ khoá “lòng tham”. Kết quả, Trường Đại học Hoa Sen đã chính thức là người chiến thắng sau cùng.

Được biết, The Moneyverse là chương trình dành riêng cho các sinh viên tài chính, có kiến thức về 5 chủ đề: Kiếm - Tiêu - Tích lũy - Đầu tư - Bảo toàn. Các thí sinh tham gia sẽ có cơ hội nhận 1 tỷ đồng đầu tiên, cơ hội làm việc tại các định chế tài chính hàng. BIDV và SSI là 2 đối tác chiến lược đồng hành xuyên suốt chương trình.

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/co-van-truong-quy-ty-do-dragon-capital-cat-nghia-thanh-khoan-du-ban-nhanh-nhung-mat-gia-thi-cung-khong-phai-la-thanh-khoan-a135859.html