Xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Việt Nam vẫn chi cả tỉ USD nhập khẩu gạo

Là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng gần 9 tháng năm nay, Việt Nam tăng nhập khẩu gạo từ một số nước. Dự tính hết năm nay con số nhập khẩu sẽ đạt mức kỷ lục: khoảng 1 tỉ USD.

Việt Nam chi cả tỉ USD nhập gạo - Ảnh 1.

Là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng Việt Nam dự kiến năm nay chi tới 1 tỉ USD nhập khẩu gạo - Ảnh: CHÍ QUỐC

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, riêng 8 tháng qua Việt Nam chi gần 850 triệu USD (tăng gần 44% so với năm trước) để

Là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng Việt Nam dự kiến năm nay chi tới 1 tỉ USD nhập khẩu gạo - Ảnh: THIÊN HƯƠNG

Giúp giảm khả năng tăng giá gạo

Theo Bộ Công Thương, sản lượng lúa gạo hằng năm của Việt Nam tương đối dồi dào, đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ quốc gia và dành một lượng nhất định cho xuất khẩu (khoảng 6 - 6,5 triệu tấn/năm).

Một chủ nhà máy gạo ở tỉnh An Giang, ông P.C.T., cho biết từ năm 2019 Việt Nam bắt đầu và tăng nhập khẩu gạo từ các nước, chủ yếu là Ấn Độ, Myanmar, Pakistan, Campuchia. Điều này không phải là nghịch lý mà hợp lý.

"Nông dân Việt bây giờ chủ yếu trồng gạo thơm, giá trị gia tăng cao. Trong khi để làm bún, bánh, thức ăn chăn nuôi cần gạo có giá mềm, phân khúc thấp. Việt Nam phải nhập gạo tấm từ Ấn Độ hay các nước khác là điều dễ hiểu", chủ nhà máy gạo này nói và cho rằng việc nhập bù lại nguồn cung, vừa duy trì năng lực sản xuất vừa giúp gạo Việt Nam không tăng giá lên rất cao do yếu tố cung cầu.

Với lo ngại doanh nghiệp nhập gạo về để thay tên, gắn mác gạo Việt Nam để xuất khẩu qua các nước, hoặc trà trộn với gạo Việt Nam để sản xuất, theo một số chuyên gia, điều đó chỉ trên lý thuyết vì thực tế thương lái, doanh nghiệp mua bán hay giới chuyên môn nhìn hạt gạo có thể phân biệt.

Hình hạt gạo Ấn Độ, Pakistan rất nhỏ, khoảng 49 - 52mm; còn gạo Việt Nam hình hạt to hơn, khoảng 60 - 70mm.

Theo một lãnh đạo phía Nam, Bộ NN&PTNT thừa nhận Việt Nam xuất khẩu gạo tốp đầu thế giới nhưng Việt Nam cũng phải nhập khẩu.

"Mỗi năm, nước ta nhập từ Campuchia trên 1 triệu tấn gạo để bù đắp trong trường hợp cần thiết. Hoặc nhập gạo từ quốc gia xuất khẩu lớn như Ấn Độ để làm phụ phẩm, thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm.

Tuy nhiên, cũng phải nói cho rõ: tuy nhập từ một số quốc gia có thể giá rẻ hơn gạo nội địa nhưng nếu các quốc gia này có cấm xuất khẩu gạo trắng, chẳng hạn như Ấn Độ, vẫn không ảnh hưởng lớn đến gạo phục vụ cho tiêu dùng của Việt Nam. Các vấn đề về an ninh lương thực vẫn đảm bảo", vị này cho hay.

Lượng lúa đảm bảo nhu cầu trong nước là bao nhiêu?

Theo Bộ NN&PTNT, đến năm 2030, việc giữ diện tích gieo trồng lúa khoảng 7 triệu ha sẽ cho sản lượng khoảng 43 triệu tấn lúa/năm, tương đương 27 - 28 triệu tấn gạo.

Trong đó, lượng lúa dùng cho đảm bảo an ninh lương thực của 100 triệu dân và các nhu cầu tiêu thụ nội địa khác (dùng chế biến thức ăn chăn nuôi, dự trữ trong dân, dự trữ quốc gia, làm giống...) khoảng 29,5 triệu tấn lúa/năm. Cả nước sẽ còn khoảng 13,5 triệu tấn lúa, tương đương 7 - 8 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến ngày 15-9 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức tốt, cụ thể: gạo 100% tấm ở mức 452 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% tấm ở mức 563 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 533 USD/tấn.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2024, nước ta đã xuất khẩu khoảng 6,15 triệu tấn gạo, thu về hơn 3,85 tỉ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu gạo chỉ tăng 5,8% về lượng, song giá trị lại tăng mạnh gần 27%.

Thực tế, năm 2023 Việt Nam đã chi 860 triệu USD để nhập khẩu gạo từ các quốc gia, trong đó chủ yếu nhập từ Campuchia, Ấn Độ...

* Ông Nguyễn Thành (thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam):

Không ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân

Có doanh nghiệp nhập khẩu cả gạo Thái Lan về để sản xuất tiêu dùng nội địa, vì có lúc chênh lệch giá rất nhiều so với gạo Việt Nam.

Nhu cầu gạo phân khúc thấp ở nội địa tăng mà diện tích trồng lúa ngày càng thu hẹp vì có địa phương ở Đồng bằng sông Cứu Long chuyển sang nuôi tôm.

Trước đây, lúa có một năm 2 vụ, mỗi vụ 6 - 8 tấn gạo, 1ha trung bình thu hoạch 14 tấn. Nhưng chuyển sang nuôi tôm nên lúa nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cứu Long chỉ còn 1 vụ, chủ yếu gạo thơm.

Gạo nhập khẩu giá rẻ mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp chế biến, bù đắp khoảng trống gạo phân khúc thấp nên tôi đánh giá không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nông dân, cũng như giúp giá gạo Việt xuất khẩu ổn định, để còn cạnh tranh trên trường quốc tế.

Việt Nam chi cả tỉ USD nhập gạo - Ảnh 2.Ấn Độ tiếp tục nới xuất khẩu gạo, gạo Việt có thể phải giảm giá

Nguồn cung gạo từ Ấn Độ quay trở lại có khả năng sẽ khiến các nước xuất khẩu gạo chủ lực khác như Pakistan, Thái Lan và Việt Nam phải giảm giá thành.

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/xuat-khau-gao-hang-dau-the-gioi-viet-nam-van-chi-ca-ti-usd-nhap-khau-gao-a130882.html