10 vũ khí nặng nhất trong 'Tây Du Ký': Gậy như ý 13.500 cân cũng chỉ xếp thứ 7, bình cam lộ của Quan Âm ở vị trí thứ hai, thần khí nhỏ nhất lại đứng đầu

Dưới đây là 10 thần khí có trọng lượng nặng và uy lực nhất trong "Tây Du Ký".

10. Thượng Bảo Tẩm Đinh Ba

Nhắc đến Trư Bát Giới, người ta sẽ nghĩ đến vũ khí kỳ lạ của của hắn chính là cào đinh ba chín răng, tên đầy đủ của thần khí này là Thượng Bảo Tẩm Đinh Ba.

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Thần khí này được Ngọc Hoàng ban cho Trư Bát Giới khi hắn còn làm Thiên Bồng Nguyên Soái trên thiên đình. Cào đinh ba do đích thân Thái Thượng Lão Quân dùng rèn ra, lại mượn nguyên thần của Ngũ Đế năm phương, Cửu Thiên Ứng và phải mất một thời gian rất dài mới có thể chế tạo thành. Đây là thứ pháp khí uy lực và mạnh mẽ nhất, khiến quỷ khóc thần sầu, ngay cả Tôn Ngộ Không cũng phải nhiều phen lao đao chống đỡ. Theo nguyên tác miêu tả cây đinh ba nặng tới 5.048 cân (theo đơn vị đo lường cổ).

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

9. Hàng Yêu Ngọc Trượng

Trong "Tây Du Ký", ba đồ đệ của Đường Tăng đều có vũ khí của riêng mình được sử dụng trong việc diệt yêu bảo vệ sự phụ đi lấy kinh. Ngoài cây gậy như ý nổi tiếng của Tôn Ngộ Không và cây cào chín răng của Trư Bát Giới, Sa Tăng cũng không ngoại lệ khi sở hữu thần khí của riêng mình.

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Rất nhiều người có suy nghĩ rằng Sa Tăng võ nghệ kém nhất trong 3 đồ đệ của Đường Tăng, nên binh khí cũng yếu nhất, nhưng quan điểm đó thật sai lầm. Trong nguyên tác viết rằng khi Trư Bát Giới đánh nhau với Sa Tăng ở sông Lưu Sa, Sa Tăng tiết lộ rằng binh khí của mình được làm từ Thoa Loa Tiên Mộc ở cung trăng. Ngô Cương chặt một nhành cây Thoa la, Lỗ Ban đem nó làm thành một cây gậy gỗ. Bên trong là vàng thỏi, bên ngoài khảm châu báu, trọng lượng 5.048 cân (theo đơn vị đo lường cổ), ngang bằng với cào đinh ba của Trư Bát Giới. Bảo trượng trừ yêu này trấn giữ Linh Tiêu Bảo Điện, có thể hàng phục yêu quái. Hàng Yêu Ngọc Trượng của Sa Tăng là binh khí mà đích thân Ngọc Đế ban tặng khi hắn còn là Quyển Liêm đại tướng. Cũng giống với cào đinh ba, thần khí mà được Ngọc Hoàng ban thưởng tuyệt nhiên không thể xem thường.

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

8. Phương Thiên Họa Kích

Nói đến Phương Thiên Họa Kích, ​​mọi người đều rất quen thuộc với nó. Phương Thiên Họa Kích là một vũ khí gắn liền với tên tuổi của chiến thần Lữ Bố trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của La Quán Trung, hoặc kém nổi tiếng hơn là vũ khí của Tiểu Ôn hầu Lã Phương và Trại Nhân Quý Quách Thịnh trong "Thủy Hử" của Thi Nại Am. Nhưng Phương Thiên Họa Kích trong "Tây Du Ký" thì khác bởi đây là vũ khí của Đông Hải Long Vương - Ngao Quảng.

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Khi Tôn Ngộ Không mới xuất thế, hắn đã được con khỉ già ở núi Hoa Quả cho biết rằng Long Vương ở Đông Hải có vô số bảo vật và cũng có sở thích sưu tầm vũ khí. Vì thế Tôn Ngộ Không đến chỗ Ngao Quảng ở Đông Hải mượn bảo vật. Khi hắn tới nơi thủy cung Đông Hải, Ngao Quảng lần lượt trao cho hắn ba loại vũ khí là Đại Hãn Đao, Cửu Cổ Xoa và Phương Thiên Họa Kích.

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Cây Phương Thiên Họa Kích là vũ khí nặng nhất trong thủy cung Đông Hải của Ngao Quảng, nhưng Tôn Ngộ Không cảm thấy vũ khí quá nhẹ nên đã không chọn. Trong nguyên tác, Long Vương Ngao Quảng miêu tả không có nhiều vũ khí lợi hại trong Tam giới có thể nặng tới 5.000 kg, nhưng cây Phương Thiên Họa Kích lại có trọng lượng tới 7.200 cân (theo đơn vị đo lường cổ), nặng hơn 2.000 cân so với vũ khí của Trư Bát Giới và Sa Tăng. Đây cũng là vũ khí được sử dụng bởi Đại bàng Kim Sí Điểu.

7. Như Ý Kim Cô Bổng

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Tôn Ngộ Không sở hữu pháp khí lợi hại là gậy như ý.

Khỏi phải nói thì ai cũng biết đây là thần khí của Tôn Ngộ Không. Theo nguyên tác miêu tả, thần khí này là thép được tinh luyện qua chín lần và được đích thân Thái Thượng Lão Quân luyện trong lò luyện đan. Về sau, Đại Vũ Vương có được liền gọi nó là “Thần Trân”, dùng để thăm dò bốn biển tám sông. Thiết bảng này còn có tên gọi khác là “Linh Dương Bổng”. Hai đầu của thần khí được bọc vàng, ở giữa khắc hình sao, bên trên vẽ hoa văn Long Phụng, mật độ của hoa văn nhiều đến mức khiến quỷ thần cũng phải kinh ngạc. ngoài ra, ở giữa thần khí có khắc hàng chữ “Như Ý Kim Cô Bổng, một vạn ba ngàn năm trăm cân”. Thần khí này có thể tùy chỉnh độ dài ngắn, to nhỏ nên trước đây từng được Đại Vũ dùng để trị thủy, ngăn lũ lụt. Chỉ khi tới tay Tôn Ngộ Không, thần khí này mới được dùng để làm vũ khí, trở thành cây gậy trừ yêu diệt ác trong quá trình phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh.

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

6. Côn Thiết Hỗn

Theo "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân, trước khi đại náo thiên cung, Tôn Ngộ Không đã cùng Ngưu Ma Vương kết nghĩa huynh đệ với sáu yêu tinh khác ở Hoa Quả sơn. Vì bản thể là khuê ngưu nên Ngưu Ma Vương rất to lớn, hơn Tôn Ngộ Không nhiều nên làm đại ca. Ngưu Ma Vương có khuôn mặt hình trâu, tay chân to lớn, vạm vỡ. Trong kiếp nạn tại Hỏa Diệm Sơn, Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới đã nhiều lần chiến đấu ác liệt với Ngưu Ma Vương nhưng đều bị đánh bại. Dù thực lực hay vũ khí của Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới đều bất khả chiến bại, nhưng vẫn không thể đánh bại Ngưu Ma Vương. Theo nguyên tác, Ngưu Ma Vương có 72 phép thần thông biến hóa, ngang ngửa Tôn Ngộ Không.

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Vũ khí của Ngưu Ma Vương là Côn Thiết Hỗn. Dù nguyên tác không mô tả chi tiết về nguồn gốc của ma khí Côn Thiết Hỗn, nhưng có thể suy đoán rằng sức mạnh của nó thật đáng kinh ngạc và có phần lấn át vũ khí của Trư Bát Giới và Tôn Ngộ Không. Đến cuối cùng, Tôn Ngộ Không phải nhờ Ngọc Hoàng cử thiên binh thiên tướng, Na Tra tới giúp sức mới đánh bại được Ngưu Ma Vương.

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

5. Tam Tiêm Đao

Nhị Lang Thần tức Dương Tiễn là con trai thứ hai của Dương Thiên Hựu (người phàm) và Dao Cơ tiên tử (em gái Ngọc Hoàng), được xưng tụng là chiến thần của thiên đình. Trong cả "Tây Du Ký" và "Phong thần diễn nghĩa" đều miêu tả Dương Tiễn là một nam tử khôi ngô tuấn tú, trên trán có mắt thần.

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Nhị Lang Thần sở hữu tới 72 phép thần thông biến hóa (Thất thập nhị huyền công) và võ công cao cường, là một trong những vị tướng đắc lực của thiên giới. Vũ khí của Dương Tiễn có tên Tam Tiêm Đao đánh đâu diệt đó, sức mạnh vô song. Cây đao này là do Giao Long ba đầu - một đại yêu quái hóa thành. Thần khí này nặng 25.200 cân (theo đơn vị đo lường cổ). Trọng lượng của thần khí này đủ đáng sợ nhưng vẫn chưa phải là nặng nhất.

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

4. Kim Cang xử

Kim Cang xử còn gọi là bảo xử, hàng ma xử, giáng ma xử, chày yết ma, chày kim cang... là một pháp khí thần kỳ trong Phật giáo Tây Tạng. Kim Cang xử là biểu tượng tinh túy của truyền thống Kim Cương thừa, tên của pháp khí này khởi nguồn từ chất liệu kim cương. Vì theo thuật ngữ tiếng Phạn, Kim Cương có nghĩa là bất hoại, đầy uy lực và rực rỡ, giống như viên kim cương không thể bị cắt rời hoặc phá vỡ. Kim Cang xử biểu trưng cho Phật tính, có tính chất không thể phá hủy và thường hằng.

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Kim Cang xử có một số hình dạng khác nhau. Nhưng phổ biến có một số dạng như hình dáng cả hai đầu có một nụ hoa bốn cánh tụ lại ở một điểm hoặc một đầu hình kim cương, đầu còn lại có mũi nhọn 3 cạnh, ở gần cuối có đầu ba tượng Phật, và một hình dạng như thanh kiếm có lưỡi 3 cạnh.

Dụng cụ thần kỳ này thường được các mật điển Phật giáo sử dụng để thực hành các loại pháp sự, dâng cúng lên chư Phật, trang nghiêm các đạo tràng, hay làm dụng cụ trợ ích trong tu chứng Phật pháp. Nó được sử dụng để điều phục ma quỷ và oán giận, cho thấy rằng nó có sức mạnh ma thuật mạnh mẽ. Bảo vật này được miêu tả nhẹ như tro cỏ trong tay, nhưng nặng như Thái Sơn khi rơi vào người.

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Trong truyện "Phong Thần Diễn Nghĩa" có nói tới vị tướng Vi Hộ theo giúp Khương Tử Nha (nhà Tây Chu) đánh tan quân nhà Thương (vua Trụ). Binh khí của Vi Hộ là Giáng Ma xử nặng 84.000 cân. Vũ khí này được Thái Thượng Lão Quân đích thân chế tạo. Ở một số chùa của Việt Nam và Trung Quốc cũng có tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề tay cầm Kim Cang xử hay tượng vị Kim Cang Hộ Pháp cầm pháp khí này.

3. Rìu Khai Thiên

Truyền thuyết kể rằng Rìu Khai Thiên của Bàn Cổ đại đế, là một vật có trước cả trời đất, sinh ra cùng lúc Bàn Cổ, là vũ khí chuyên dụng do Tạo Hóa Ngọc Điệp chuẩn bị cho ngài. Khi Bàn Cổ thức tỉnh, không chịu sự bó buộc của Hỗn Độn, cầm rìu bổ vào bóng tối, tạo ra trời đất, rìu Khai Thiên vì vậy mà cũng bị vỡ.

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Sau khi hoàn thành sứ mệnh, các mảnh vỡ của thần rìu hóa thành Thái Cực Đồ, Bàn Cổ Phan và chuông Hỗn Độn. Hồng Quân Lão Tổ đem những mảnh vỡ của rìu thần chia cho Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn và Đông Hoàng Thái Nhất. Vì là thần khí sáng tạo ra trời đất, nên được gọi là rìu Khai Thiên.

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Nhưng trong "Tây Du Ký", mảnh vỡ chiếc rìu Khai Thiên đã được Thái Thượng Lão Quân sử dụng để tạo ra các thần khí. Rìu Khai Thiên được mô tả với phần lưỡi rộng 33.000 trượng, ngang 3.300 trượng và nặng 66.000 cân (theo đơn vị đo lường cổ). Tổng thể cả phần cán và lưỡi rìu nặng 108.000 cân.

2. Ngọc Tịnh Bình

Ngọc Tịnh Bình là một pháp bảo bất ly thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Khi Tôn Ngộ Không đi tìm người cứu cây Quả Nhân Sâm, Quan Âm Bồ Tát chỉ cần cầm nhành liễu và vẩy vài giọt nước Cam Lộ trong bình đã có thể cứu sống chiếc cây Thiên Địa Linh Căn này.

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Quan Âm Bồ Tát cũng từng tiết lộ với Ngộ Không rằng, bà từng cùng Thái Thượng Lão Quân đánh cược, để nhành liễu này trong lò Bát Quái đốt khô, sau đó đặt lại vào trong Ngọc Tịnh Bình, 24 giờ sau nhành liễu đã phục hồi trở lại.

Tuy nhiên, Ngọc Tịnh Bình từng bị hai tiên đồng của Thái Thượng Lão Quân là Ngân Giác và Kim Giác lấy trộm mang xuống trần hạ giới, điều này đã tạo ra hàng loạt khó khăn cho Đường Tăng và các đệ tử trên hành trình đi thỉnh kinh.

Bản thân Ngọc Tịnh Bình chỉ là một bình sứ nhỏ, vậy làm sao nó có thể nặng hơn rìu Khai Thiên?

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Tương truyền từ thuở hỗn mang khi Nữ Oa luyện đá vá trời sinh ra linh khí trong trời đất, ở núi Côn Lôn có cây bầu Tử Kim cho ra 2 quả, Thái Thượng Lão Quân đã lấy chúng về về điểm hóa linh khí, dùng để đựng nước thánh và linh đơn. Sau khi chiếc bình này được Bồ Tát Quán Âm sử dụng và điểm hóa. Ngọc Tịnh Bình của Bồ Tát có thể chứa đầy nước của tam giang tứ hải, Tôn Ngộ Không có tài giỏi đến đâu cũng không thể làm nó nhúc nhích. Trong "Tây Du Ký", Quan Âm Bồ Tát đã từng sử dụng chiếc bình vài lần, công dụng chủ yếu của nó là cải tử hoàn sinh. Có thể thấy, trọng lượng của nó lớn gấp hàng chục triệu lần so với gậy như ý của Tôn Ngộ Không.

1. Kim Cang Trác

Kim Cang Trát còn được gọi là Kim Cang Sào là chiếc vòng của Thái Thượng Lão Quân. Đây có thể nói là một thần khí uy lực nhất của Thái Thượng Lão Quân, được ngài luôn mang theo bên người vì là vũ khí phòng thân. Trong nguyên tác, Thái Thượng Lão Quân nói thì đây chính là pháp bảo mà năm xưa ông đã qua Hàm Cốc Quan hóa hồ thành Phật có được. Kim Cang Trác có khả năng hút mọi bảo vật, thủy hỏa bất xâm, ngũ hành bất hoại, và là pháp bảo lợi hại nhất trong số những loại thần khí trong Tam giới.

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Trong "Tây Du Ký", chỉ với Kim Cang Trác trong tay, Thanh Ngưu Tinh đã hút hết binh khí của Tôn Ngộ Không và thiên binh thiên tướng, lửa của Hỏa Ðức tinh quân, nước của Thủy Ðức tinh quân, hột kim đơn sa của Phật… cũng phải chịu chung số phận. Ngộ Không vì bất lực phải chạy đến Linh Sơn xin chỉ điểm và được mách tới Thái Thượng Lão Quân. Cuối cùng Thái Thượng Lão Quân tự mình ra tay thu phục yêu quái, lấy lại Kim Cang Trác, thầy trò Đường Tăng có thể thuận lợi tiếp tục lên đường.

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Năm xưa, khi Tôn Ngộ Không đang kịch chiến với Nhị Lang Thần, Thái Thượng Lão Quân đã ném chiếc vòng trúng đầu Tôn Ngộ Không khiến hắn té nhào, ngất đi nên mới bị bắt.

Xem thêm

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Gần 40 mươi năm sau khi bộ phim “Tây Du Ký” ra mắt, nhìn lại ba diễn viên đóng vai Đường Tăng, chỉ thoáng qua đã thấy rõ khoảng cách

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Nhan sắc tuổi 49 của “công chúa đẹp nhất Tây Du Ký” Kim Xảo Xảo gây chú ý, đăng ảnh bên chồng con giữa ồn ào ly hôn

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Đây là vị đại thần mạnh nhất trong Tây Du Ký, dù chỉ xuất hiện một lần nhưng Ngọc Hoàng kinh hãi, ngay cả Như Lai cũng phải kính nể

tây du ký, tôn ngộ không, trư bát giới

Ba nữ quái mạnh nhất Tây Du Ký: Người thứ ba mạnh hơn Quan Âm, người thứ hai khiến Như Lai sợ hãi, người thứ nhất quá mạnh không thể tin nổi

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/10-vu-khi-nang-nhat-trong-tay-du-ky-gay-nhu-y-13500-can-cung-chi-xep-thu-7-binh-cam-lo-cua-quan-am-o-vi-tri-thu-hai-than-khi-nho-nhat-lai-dung-dau-a130778.html