Loạt công ty nhà Vicem báo lỗ, có nơi lũy kế âm nghìn tỉ vào diện thanh tra

Doanh thu sụt giảm, một số công ty thuộc Vicem (Tổng công ty Xi măng Việt Nam) báo lỗ từ năm ngoái đến quý 1 năm nay. Có đơn vị lỗ lũy kế hết năm 2023 hơn nghìn tỉ đồng.

Nhà máy xi măng Vicem Tam Điệp - Ảnh: VICEM

Nhà máy xi măng Vicem Tam Điệp - Ảnh: VICEM

Hầu hết những doanh nghiệp lớn trong Loạt doanh nghiệp xi măng thua lỗ, hiệp hội kêu cứu Thủ tướngLoạt doanh nghiệp xi măng thua lỗ, hiệp hội kêu cứu Thủ tướngĐỌC NGAY

Kết quả kinh doanh đi xuống của BTS góp phần vào bức tranh ảm đạm chung của công ty mẹ VICEM trên báo cáo hợp nhất. Vicem sở hữu 79,51% cổ phần Vicem Bút Sơn.

Tương tự Bút Sơn, Vicem Bỉm Sơn (BCC) cũng đã trải qua 7 quý kinh doanh thua lỗ, bắt đầu từ quý 3-2022. Năm ngoái, doanh thu BBC giảm 27%, về mức 3.081 tỉ đồng, báo lỗ 233 tỉ đồng.

Sang quý đầu năm 2024, BCC ghi nhận doanh thu 690 tỉ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ. Trong khi doanh thu bán hàng giảm, chi phí bán hàng lại tăng, công ty này lỗ ròng hơn 49 tỉ đồng.

2023 cũng là một năm trầy trật với Vicem Hà Tiên khi doanh thu lao dốc từ mức 8.917 tỉ đồng của năm 2022 còn 7.049 tỉ đồng, tương ứng giảm 21%. Mức tiêu thụ xi măng kém đi, trong khi chi phí lãi vay tăng gấp 1,6 lần, đạt 123 tỉ đồng.

Không báo lỗ như mấy "người anh em", nhưng Vicem Hà Tiên chỉ lãi sau thuế vỏn vẹn gần 18 tỉ đồng, trong khi năm trước lãi ròng gần 256 tỉ đồng.

Đến quý 1 của năm nay, doanh thu thuần của Vicem Hà Tiên đạt 1.494 tỉ đồng, giảm gần 12% cùng kỳ. Đồng thời "ngấm" thua lỗ khi lợi nhuận sau thuế âm 24,69 tỉ đồng.

Vicem Tam Điệp lỗ lũy kế hơn nghìn tỉ, nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn

Tại báo cáo tài chính năm 2023, Vicem Tam Điệp báo doanh thu cả năm đạt 1.207 tỉ đồng, giảm 13% so với 2022. Còn lợi nhuận sau thuế âm 65,58 tỉ đồng.

Đơn vị kiểm toán độc lập đã nhấn mạnh tại ngày 31-12-2023, công ty có lỗ lũy kế và nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền lần lượt là 1.126 tỉ đồng và 589,78 tỉ đồng.

Trong đó, Vicem Tam Điệp nợ công ty mẹ (tức Tổng công ty Xi măng Việt Nam - Vicem) và các đơn vị thành viên hơn 496 tỉ đồng.

Theo kiểm toán, khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả của công ty trong 12 tháng tiếp theo (năm 2024) phụ thuộc vào việc công ty này có thu được lợi nhuận trong tương lai, thu hồi kịp thời và đầy đủ các khoản phải thu, thu xếp nguồn tài chính cũng như sự hỗ trợ từ công ty mẹ và các công ty thành viên.

Những vấn đề này cho thấy sự tồn tại các yếu tố chắc chắn có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của công ty, kiểm toán nhấn mạnh.

Tuy nhiên đơn vị kiểm toán cũng cho biết ban tổng giám đốc công ty tin tưởng với các kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính đã được xây dựng cùng với sự hỗ trợ công ty mẹ Vicem, tình hình tài chính của Vicem Tam Điệp sẽ được cải thiện.

Trước đó, theo quyết định 179 vừa ban hành, Thanh tra Bộ Tài chính sẽ thực hiện thanh tra tại Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), Vicem Tam Điệp, Vicem Hải Phòng, Vicem Hà Tiên.

Nội dung thanh tra tập trung vào các vấn đề: quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp; hạch toán doanh thu, chi phí và báo cáo kết quả kinh doanh; thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và chấp hành các quy định của pháp luật về tài chính khác đối với doanh nghiệp.

Bộ Xây dựng thoái vốn nhà nước nhiều tổng công ty nhưng còn ‘ôm’ vốn tại VicemBộ Xây dựng thoái vốn nhà nước nhiều tổng công ty nhưng còn ‘ôm’ vốn tại Vicem

Trong 6 tổng công ty trực thuộc, Bộ Xây dựng dự kiến thoái hết vốn nhà nước tại 4 tổng công ty Viglacera, Sông Hồng, Coma, Lilama, thoái trên 50% vốn tại HUD, chuyển giao Hancorp về SCIC và giữ nguyên 100% vốn nhà nước tại Vicem.

Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/loat-cong-ty-nha-vicem-bao-lo-co-noi-luy-ke-am-nghin-ti-vao-dien-thanh-tra-a116492.html