Mới đây, Tòa án nhân dân TP.HCM đã công bố toàn văn bản án hình sự sơ thẩm vụ án bà Ông Dương Công Minh: 'Tôi không liên quan đến bà Trương Mỹ Lan'ĐỌC NGAY
Tài sản này, theo bản án, thực chất thuộc sở hữu của bà Trương Mỹ Lan, còn bà Nguyễn Thị Hoàng chỉ là cá nhân được nhờ đứng tên, tài sản đang đảm bảo khoản vay tại ngân hàng với khoản nợ 412 tỉ đồng.
Tổng nghĩa vụ nợ của bà Nguyễn Thị Hoàng với Sacombank bao gồm cả gốc và lãi 475 tỉ đồng. Giá trị bất động sản 53 Phạm Ngọc Thạch được định giá 480 tỉ đồng.
Theo đó, hội đồng xét xử chấm dứt ngăn chặn, giao các bất động sản trên cho Sacombank để đảm bảo xử lý các khoản vay tại ngân hàng.
Phần tiền còn lại sau khi xử lý khoản nợ (nếu có) sẽ được xác định của bà Trương Mỹ Lan cần chuyển về Cục Thi hành án dân sự.
Ngoài ra còn một số bất động sản cũng được chấm dứt ngăn chặn giao dịch để Sacomank xử lý nợ. Trong đó, bất động sản tại địa chỉ 64-68 Trần Quốc Thảo, quận 3, TP.HCM đứng tên ông Hồ Quốc Minh, đối tượng liên quan đến hành vi của ông Nguyễn Cao Trí. Tổng nghĩa vụ nợ với Sacombank là 673 tỉ đồng.
Một nhóm tài sản khác gồm 26 căn hộ/shophouse thuộc dự án Eco Green Sài Gòn thuộc quyền sở hữu của Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt cho khoản vay nợ 770 tỉ đồng.
Nhiều doanh nghiệp khác liên quan phải nộp lại tiền vụ bà Trương Mỹ Lan
Ngoài ra, một số doanh nghiệp có liên quan phải nộp lại tiền để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của bà Trương Mỹ Lan.
Theo hồ sơ vụ án, bà Lan đã chuyển cho hai doanh nghiệp T&H Hạ Long và Âu Lạc Quảng Ninh số tiền 6.095 tỉ đồng để thực hiện giao dịch chuyển nhượng cổ phần và bất động sản, nhưng tiền này lại từ nguồn SCB. Vì vậy, tòa buộc thu hồi số tiền nêu trên về cho SCB để đảm bảo khắc phục vụ án.
Theo bản án hình sự sơ thẩm vụ án bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm, ông Đào Anh Tuấn (con trai ông Đào Hồng Tuyển), T&H Hạ Long và Âu Lạc Quảng Ninh đã nhận tổng cộng 6.095 tỉ đồng từ bà Trương Mỹ Lan.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, luật sư Trương Thanh Đức, giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI, cho biết các vụ việc yêu cầu nộp lại tiền, hủy bỏ giao dịch là mối quan hệ dân sự trong vụ án hình sự.
Doanh nghiệp và các bên liên quan có quyền được kháng cáo nếu thấy có khúc mắc, chưa hợp lý hoặc khởi kiện trong một vụ án khác nếu vấn đề còn tranh chấp chưa được giải quyết trong vụ án hình sự.
Theo quy định, bản án được tuyên tại phiên tòa sơ thẩm chưa có hiệu lực thi hành ngay, trong khoảng thời gian 15 ngày nếu không đồng ý với phán quyết thì có quyền nộp đơn kháng cáo để yêu cầu xem xét lại.
Khi đã có bản án phúc thẩm buộc các bên phải thi hành, nếu không có thể phạm vào "tội không chấp hành án", theo quy định tại điều 380 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Luật sư Đức cũng lưu ý kinh nghiệm cho mọi giao dịch với cá nhân, doanh nghiệp, cần rõ ràng dứt điểm và tuân thủ pháp luật để bảo đảm tính hợp pháp, hợp lệ cần thiết.
Khó có thể khẳng định 100% rằng không xảy ra rủi ro, thậm chí có trường hợp giao dịch hoàn tất nhưng vẫn bị xem xét lại.
Tuy nhiên, theo ông Đức, về nguyên tắc các cá phân, pháp nhân càng làm đúng và hoàn tất sớm càng an toàn. Đồng thời cần hạn chế các giao dịch rủi ro cao, cũng như tránh tham gia vào các giao dịch bất hợp pháp, dẫn đến nguy cơ vô hiệu, không được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Nợ xấu của Sacombank ra sao?
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1-2024 vừa công bố, số dư nợ xấu cuối tháng 3-2024 của Sacombank khoảng 11.400 tỉ đồng, tăng gần 3,8% so với đầu năm.
Tỉ lệ nợ xấu vẫn được duy trì ở mức hơn 2,27% trên tổng dư nợ, không thay đổi so với cuối năm ngoái.
Về tình hình kinh doanh, trong quý 1-2024, thu nhập thuần từ lãi của Sacombank đạt 5.950 tỉ đồng, chỉ tăng khoảng 2% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, chi phí lãi đã giảm đi đáng kể trong bối cảnh giảm lãi suất với 19%, đạt 6.534 tỉ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng chỉ còn 677 tỉ đồng, giảm hơn 32%. Nhờ vậy, lợi nhuận trước thuế của Sacombank tăng hơn 11%, đạt 2.654 tỉ đồng.
Link nội dung: https://saigoneconomy247.com/chi-tiet-ve-khoan-no-xau-o-sacombank-co-lien-quan-ba-truong-my-lan-a104650.html