Hữu Châu dạy kịch thơ

Admin

'Tôi muốn dạy về kịch thơ vì tôi quan niệm cái gì trò cũng phải biết qua, để sau còn làm được việc và khiêm tốn, đến đâu người ta cũng thương' - NSƯT Hữu Châu chia sẻ với Tuổi Trẻ.

Hữu Châu dạy kịch thơ - Ảnh 1.

Hữu Châu dạy cho học trò của mình cách thoại kịch thơ - Ảnh: CHIÊU MINH

Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, GS Phạm Thế Ngũ cho rằng các nhà viết kịch thơ Việt Nam thường lấy đề tài trong lịch sử, đó cũng là do ảnh hưởng của thời cuộc. Họ muốn dùng những câu thơ mỹ lệ, hùng hồn để làm sống lại những nhân vật trong những trang sử xưa.

Trên Facebook, nghệ sĩ Hữu Châu dạy kịch thơ - Ảnh 2.Hữu Châu dạy kịch thơ - Ảnh 3.Hữu Châu dạy kịch thơ - Ảnh 4.Công diễn kịch thơ Kiều ở Hà NộiKịch thơ: những lời tâm huyết không phaiIDECAF ra mắt kịch thơ

Cho học trò xem lại kịch thơ Quyền lực tình yêu mà nhiều người trong nghề ở thời điểm ấy nhận xét thiết kế sân khấu sang trọng, nền nã với màu sắc chủ đạo trắng - đen, Hữu Châu chia sẻ:

"Tôi sử dụng ước lệ rất nhiều. Ví dụ trang phục trắng - đen vừa thể hiện cái thiện - cái ác vừa thể hiện tình yêu trong sáng - quyền lực vẩn đục.

Hay có một chiếc bục dài đặt xéo theo chiều ngang sân khấu và hầu như tất cả nhân vật đều phải đi qua "con đường" ấy. Đó chính là tình yêu - "con đường" mà ai cũng phải đi qua".

Bạn Châu Khanh, sinh viên Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật, tâm sự đây là lần đầu bạn học thầy Hữu Châu và được tiếp xúc, tìm hiểu về kịch thơ:

"Quyền lực tình yêu giúp tôi có thêm được những hiểu biết về nét đẹp của văn hóa thời xưa.

Về lời thoại của kịch thơ, tôi cảm giác nó giống như "một dải lụa" nhẹ nhàng, tình cảm, sâu lắng. Mỗi tâm hồn của một nhân vật trong vở đều có những cái riêng và độc đáo".

Hữu Châu dạy kịch thơ - Ảnh 2.NSƯT Hữu Châu vẫn hồi hộp như lần đầu khi diễn vai giả gái

Lâu lắm, NSƯT Hữu Châu mới đóng vai giả gái trở lại. Tạo hình nữ tính, sắc sảo của nghệ sĩ gạo cội cho vở diễn 'Những con ma nhà hát' khiến giới mộ điệu xốn xang.